Thông tin từ A đến Z về bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh

13:01 | 21/07/2022;
Lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da do nấm Malassezia gây ra, bệnh gây khó chịu cho trẻ khi bị ngứa ngáy. Vậy lang ben ở trẻ sơ sinh là gì, có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Bệnh lang ben là một bệnh thường gặp phải ở trẻ sơ sinh, đây là bệnh dễ tái phát và rất khó điều trị, đồng thời còn có thể gây nguy hiểm hơn so với người lớn rất nhiều. Vậy lang ben ở trẻ sơ sinh liệu có tự khỏi hay không? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này?

1. Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh còn được biết đến là một bệnh lý ngoài da của trẻ xảy ra do nấm malassezia gây ra. Đối với trẻ sơ sinh, khi bị lang ben thì trẻ sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, kèm theo đó là vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các vết loang trắng hoặc đen bất thường trên da.

Hiện tượng lang ben xuất hiện trên da trẻ sơ sinh thường gây ra nhiều phiền toái và khó chịu đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt là gây mất thẩm mỹ, hơn nữa còn rất dễ tái phát lại nếu như trẻ không được điều trị một cách dứt điểm.

Dễ dàng nhận biết bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với những mảng da có màu sắc khác nhau, hơn nữa chúng còn thường xuất hiện ở các vùng như vùng lưng, vùng ngực, vùng cổ hoặc vùng nách của trẻ. Với các trẻ có làn da trắng sẽ xuất hiện các mảng da có màu đậm hơn, còn đối với trẻ có làn da ngăm thì trên da sẽ xuất hiện các mảng da có màu sáng hơn.

Ngoài ra, trên các mảng da của trẻ bị lang ben còn có các màu thường có viền nổi bật, các nốt loang sẽ có kích thước không đều nhau. Tại vùng da bị loang còn có thể nổi vảy hoặc bị bong tróc. Do đó, nếu như bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh không được điều trị kịp thời, dứt điểm thì có thể khiến vùng da bị tổn thương ngày càng lan rộng và trở nên nguy hiểm hơn.

Thông tin từ A đến Z về bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh - Ảnh 2.

Hiện tượng lang ben xuất hiện trên da trẻ sơ sinh thường gây ra nhiều phiền toái và khó chịu đối với trẻ nhỏ - Ảnh Internet

2. Nguyên nhân nào gây bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh?

Thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh, sự xâm nhập và phát triển của nấm malassezia là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Một số lý do khiến loại nấm này phát triển một cách nhanh chóng và gây lang ben ở trẻ sơ sinh có thể kể đến gồm:

- Do cơ địa và do làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Bản chất, da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm nên việc thường xuất hiện dầu nhờn cùng với sự thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nấm và gây bệnh lang ben ở trẻ.

- Ngoài ra, tình trạng lang ben ở trẻ sơ sinh xảy ra còn do trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ còn yếu. Vì vậy, sẽ khiến cơ thể của trẻ không thể tự bảo vệ cũng như không thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh lang ben.

- Môi trường ẩm ướt, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây ra nhiều bệnh ở trẻ sơ sinh trong đó có bệnh lang ben.

- Vệ sinh cho bé không đúng cách là yếu tố góp phần gia tăng sự phát triển và lây lan của nấm, vi khuẩn. Vì thế, trẻ có nguy cơ bị bệnh lang ben khi mẹ không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé, không lâu khô người cho bé sau khi tắm, ... 

3. Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

Tình trạng bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh được biết đến là một dạng nhiễm nấm ngoài da và là bệnh lành tính. Do đó, bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng kiểm soát và không gây ra các ảnh hưởng xấu đến tính mạng và sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, lang ben nếu không được điều trị triệt để và làm tổn thương đến da bé có thể gây ra tình trạng lan rộng khắp cơ thể. Hơn nữa, còn gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình chữa bệnh, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tái phát cũng như gây mất thẩm mỹ cho trẻ nhỏ.

Lang ben ở trẻ sơ sinh là gì? Từ A đến Z về bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh - Ảnh 3.

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh không thể tự khỏi nhưng là bệnh không quá nguy hiểm - Ảnh Internet

Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ để có các biện pháp điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh thích hợp hơn.

4. Điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh

4.1. Điều trị lang ben bằng thuốc

Khi trẻ bị lang ben, điều trị bằng thuốc là một biện pháp được thực hiện và áp dụng phù hợp. Việc sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc đặc trị để tiêu diệt nấm malassezia gây bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh là điều cần thiết.

Nhưng quá trình điều trị bệnh cũng cần chú ý, loại thuốc này còn có thể hình thành nhiều rủi ro không mong muốn trong quá trình chữa bệnh.

Vì vậy, trước khi cho trẻ sử dụng thuốc đặc trị nấm hoặc bất kỳ một loại thuốc nào thì cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, trẻ bị bệnh lang ben cũng chỉ nên sử dụng thuốc điều trị khi thật sự cần thiết.

Thường các loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị lang ben cho trẻ sơ sinh ở mức độ nhẹ đến trung bình, hạn chế sử dụng các loại thuốc uống. Tuy nhiên, việc để lang ben lan rộng và gây ra các tổn thương trên da thì bác sĩ chuyên khoa còn có thể xem xét và đưa ra một phác đồ điều trị thêm thuốc phù hợp hơn.

Trước khi bôi các loại thuốc đặc trị nấm, cần cho trẻ tắm và vệ sinh vùng da bị bệnh một cách sạch sẽ. Hoạt động này giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh cũng như phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm ở trẻ. Nếu phải chữa bệnh đối với thuốc đặc trị nấm dạng viên uống, cần chú ý cho trẻ uống thuốc đúng liều dùng, thời gian sử dụng và cách dùng của các bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài việc sử dụng thuốc, các bác sĩ sẽ yêu cầu cho trẻ mặc các bộ quần áo rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi. Phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ mặc quá nhiều lớp áo, quần khi chưa được vệ sinh sạch hoặc còn ẩm ướt.

Lang ben ở trẻ sơ sinh là gì? Từ A đến Z về bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh - Ảnh 4.

Khi trẻ bị lang ben, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra giải pháp điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống - Ảnh Internet

Đọc thêm: Chăm sóc con nhỏ, mẹ đã biết các giai đoạn phát triển của trẻ chưa?

4.2. Chăm sóc và điều trị lang ben cho trẻ tại nhà

Đối với trẻ nhỏ, khi trẻ bị lang ben ở các trường hợp nhẹ, tình trạng tổn thương do bệnh lang ben gây ra chỉ vừa mới bùng phát thì cha mẹ còn có thể giúp trẻ kiểm soát bệnh lý bằng cách áp dụng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà như:

- Sử dụng ké đầu ngựa: Sử dụng nước sạch và nước muối sinh lý để ngâm và rửa ké đầu ngựa đã chuẩn bị, sau đó cho quả vào cối đập dập. Đun sôi quả ké đầu ngựa cùng với khoảng 300ml nước lọc với thời gian khoảng 15 phút. Sau đó vớt bỏ bã và để nước thuốc nguội dần, khi nước ấm cha mẹ có thể tắm gội cho con.

Biện pháp này được sử dụng mỗi ngày 1 lần, nên áp dụng từ 3 đến 5 ngày để có thể kiểm soát bệnh lý hiệu quả.

- Sử dụng rau răm. Chuẩn bị rau răm vừa đủ cùng với rượu trắng. Sau đó rửa sạch rau răm đã chuẩn bị, giã nát toàn bộ rau răm trong cối và dùng rây lọc để lọc lấy phần nước cốt.

Tiếp đến, hòa nước cốt rau răm với rượu trắng theo tỉ lệ 1:1. Sử dụng tăm bông hoặc bông y tế để thấm vào hỗn hợp rượu trắng và rau răm sau đó bôi lên các vùng da bị tổn thương do lang ben ở trẻ. Sau 5 phút cần vệ sinh lại vùng da bệnh cho trẻ bằng nước ấm.

Thực hiện kiên trì cho trẻ để điều trị trong liên tục 5 ngày, trẻ mắc lang ben nhẹ có thể khỏi bệnh mà không cần sử dụng thuốc bôi hay thuốc uống.

Lưu ý: Các phương pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, trước khi thực hiện nên hỏi ý kiến và chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, đối với bé có làn da nhạy cảm nên cân nhắc kỹ càng khi áp dụng các phương pháp trên. 

5. Phòng ngừa lang ben cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Dù lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên lại là bệnh dễ tái phát. Vì vậy, phòng ngừa lang ben cho trẻ là điều cần thiết, một số biện pháp phòng ngừa lang ben ở trẻ sơ sinh cần chú ý như sau:

Lang ben ở trẻ sơ sinh là gì? Từ A đến Z về bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh - Ảnh 5.

Lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên lại là bệnh dễ tái phát. Vì vậy, phòng ngừa lang ben cho trẻ là điều cần thiết - Ảnh Internet

- Phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần chú ý tắm rửa cho trẻ mỗi ngày.

- Cần thường xuyên vệ sinh da và thay quần áo cho trẻ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nóng bức, cơ địa trẻ nhạy cảm dễ tiết nhiều mồ hôi.

- Quần áo của trẻ cần được giặt và phơi riêng với quần áo của người lớn. Chú ý phơi quần áo ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

- Luôn giữ làn da cho trẻ khô thoáng.

- Cần lựa chọn các loại quần áo, khăn và tã lau cho trẻ có chất liệu mịn, co giãn và có khả năng thấm hút mồ hôi. Nên cho trẻ mặc các trang phục sạch sẽ, rộng rãi và không ôm hoặc bó sát vào cơ thể.

- Sử dụng các sản phẩm làm sạch da, sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ và có khả năng giữ ẩm cũng như sát khuẩn cho trẻ.

- Phụ huynh nên cho trẻ sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm theo hướng dẫn của chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa cho trẻ.

Đối với bệnh "lang ben ở trẻ sơ sinh", dù không nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ nhưng các tổn thương do lang ben gây ra có thể lan rộng, khiến trẻ khó chịu cũng như có thể gây mất thẩm mỹ. Do đó, nếu trẻ sơ sinh bị lang ben, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo:

1. Tinea Versicolor

2. Tinea Versicolor in Children

3. Infantile hypopigmented pityriasis versicolor: two uncommon cases

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn