Thử nghiệm keo làm lành vết thương trên cơ thể sau 1 phút

09:17 | 12/10/2017;
Các nhà khoa học Mỹ và Australia chế tạo thành công một loại keo đặc biệt có khả năng bịt kín và hàn gắn vết thương trên cơ thể sau 1 phút.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế chế tạo thành công loại keo dán phẫu thuật đàn hồi gọi là MeTro có khả năng hàn gắn vết thương sau 60 giây.

Loại keo này sẽ bịt kín vết thương nghiêm trọng trên da hoặc cơ quan nội tạng mà không cần dùng kim khâu hay ghim, theo Science Arlet. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine hôm 4/10.
 
anh-3804-1507463613.jpg
Keo MeTro được phun trực tiếp lên vết thương. Ảnh: Đại học Sydney

MeTro là loại keo được phát triển từ protein tropoelasti với nhóm thế methacryloyl. Do mang đặc tính mềm dẻo nên keo không ngăn cản việc co dãn tự nhiên của da và các cơ quan bên trong cơ thể.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thành công trong việc làm liền vết thương trên phổi lợn và động mạch của chuột bằng keo MeTro. Họ cũng đang chuẩn bị các bước cần thiết để tiến hành thử nghiệm trên người. Sản phẩm này hứa hẹn thay thế phương pháp khâu truyền thống, đồng thời hỗ trợ điều trị các vết thương ở vị trí khó tiếp cận.
 
Ngay khi keo MeTro tiếp xúc với mô tại vết thương, nó đông đặc lại thành dạng gel mà không bị trôi đi. Sau đó, chúng tôi cố định keo bằng tia cực tím để nó liên kết chặt chẽ với các cấu trúc trên bề mặt mô",  Nasim Annabi, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Northeastern, Mỹ, cho biết.

Keo phẫu thuật MeTro chữa lành vết thương trên phổi:

Video: Science Alert 


MeTro có thể giúp các vết thương phục hồi nhanh hơn một nửa thời gian so với kim khâu hoặc ghim. Keo hoạt động giống như chất trám silicone bạn thường sử dụng để lát gạch trong nhà bếp hoặc phòng tắm. Sau khi chữa lành vết thương, keo sẽ biến mất nhờ enzyme tự phân hủy mà không gây độc hại cho cơ thể.

"Keo MeTro có rất nhiều ứng dụng tiềm năng, từ việc xử lý các vết thương nghiêm trọng khi xảy ra tình huống khẩn cấp như tai nạn xe hơi hoặc chiến tranh, cho đến cải thiện hiệu quả các ca phẫu thuật trong bệnh viện", Anthony Weiss, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Sydney, Australia, nói.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn