Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu

22:32 | 23/12/2020;
Trong dịp Xuân Tân Sửu (2021) đang cận kề, trung bình mỗi ngày có hàng chục chiếc xe ô tô tải đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đổ về thủ phủ hoa giấy đất Bắc - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, TP Hà Nội) để thu mua loại hoa độc đáo này.
Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 1.

Mới đây (11/12), nhân dịp kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại, làng trồng cây cảnh hoa giấy Phù Đổng (xã Phù Đổng) đã được trao quyết định công nhận là Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 2.

Được biết, hoa giấy bắt đầu du nhập về xã Phù Đổng cách nay khoảng 20 năm, nhưng đặc biệt phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây – khi nhu cầu của thị trường tăng lên

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 3.

Từ diện tích chỉ bằng 1/10 diện tích cây cảnh trồng trên địa bàn (cây sanh, lộc vừng, cau vua, hoa lan, trúc quân tử…), cho đến nay diện tích trồng cây hoa giấy đã đạt 45,5ha (chiếm 52%)

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 4.

Khác với những loại cây cảnh khác, hoa giấy nổi bật hơn với ưu thế dễ trồng, chi phí mua giống rẻ hơn nhiều so với hoa lan, cây sanh

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 5.

Hơn nữa, với kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm, đặc biệt trong tư duy tạo thế cây của người dân nơi đây đã làm cho hoa giấy Phù Đổng thường nổi bật hơn so với nơi khác – cây có nhiều thế, hoa ra nhiều hơn. Nhờ vậy, hoa giấy nơi đây thường được ưa chuộng và có giá thành cao hơn những nơi khác

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 6.

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 7.

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 8.

Hiện nay, hoa giấy Phù Đổng có những sản phẩm chủ đạo như hoa giấy một màu, hoa giấy kép, hoa giấy 2 màu (đỏ hồng, trắng)

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 9.

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 10.

Đặc biệt, nổi bật là giống hoa giấy tím Bắc, đây là giống chỉ có riêng ở Phù Đổng, điểm khác biệt của nó là chỉ nở trong một mùa – mùa đông vào dịp giáp Tết, với sắc màu tím tươi rất phù hợp để người dân mua về chơi Tết

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 11.

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 12.

Tuy nhiên, giống hoa giấy đắt hàng nhất năm nay phải kế đến là giống hoa giấy 5 màu (trắng, đỏ hồng, cà dốt, đỏ, phớt hồng). Đây là giống vốn xuất sứ từ Thái Lan, tuy nhiên chỉ sau khoảng 2 tháng xuất hiện trên thị trường, người dân nơi đây đã nhanh chóng lai giống thành công và hạ giá thành xuống

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 13.

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 14.

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 15.

Cũng vì những ưu thế này nên nhiều năm trở lại đây, Phù Đổng trở thành thủ phủ hoa giấy của đất Bắc, nhiều lái buôn đến từ các tỉnh lân cận Hà Nội hoặc từ Thừa Thiên – Huế trở ra đã tấp nập đến mua. Vào dịp này, trung bình, mỗi ngày có hàng chục chiếc xe ô tô tải.

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 16.

Anh Chu Văn Thưởng (52 tuổi, huyện Tân Yên, Bắc Giang), lái buôn đến tham khảo giá và dự định mua 100 cây hoa giấy về bán dịp Tết

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 17.

Với giá cả thị trường năm nay, mỗi bầu cây hoa giấy loại bình dân có giá từ khoảng vài chục đến vài trăm nghìn đồng

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 18.

Phải nói thêm đấy là những bầu nhỏ, còn đối với những gốc hoa giấy lâu năm, và đặc biệt có tạo thế thì giá cả lên tới vài triệu đồng, thậm chí tới vài chục triệu đồng

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 19.

Để làm rõ giá trị khác biệt mà cây hoa giấy mang lại cho người dân nơi đây hơn, bà Nguyễn Thị Thúy, Phó Chủ tịch xã Phủ Đổng đã so sánh với việc trồng lúa – nếu 1 sào lúa cho thu hoạch 2 tạ thóc, bán được trung bình 1,4 triệu đồng thì cùng với diện tích đó – trồng được 1.000 bầu hoa giấy, sau khoảng 8 tháng sẽ bán được với giá thành trung bình 70.000 - 80.000 đồng/bầu, thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng/sào

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 20.

Cũng bởi thu nhập khá như vậy, những năm gần đây, người dân ở Phù Đổng đã chuyển sang trồng hoa giấy rất nhiều, thậm chí có người còn thuê cả đất hoặc tận dụng những thửa đất hoang hóa, bỏ không để trồng

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 21.

Nhờ phát triển từ cây hoa giấy, đến năm 2020, xã Phù Đổng đã không còn hộ nghèo – giảm xuống từ 35 hộ (2019), số hộ cận nghèo giảm từ 85 hộ (2019) xuống còn 61 hộ. Trong ảnh là anh Vương Đình Hoàng (40 tuổi, trú thôn Phù Dực 1, xã Phù Đổng), người khuyết tật não đã thoát nghèo kể từ khi chuyển sang trồng loại cây này

Thủ phủ hoa giấy đất Bắc hối hả đón Xuân Tân Sửu - Ảnh 22.

Không chỉ đóng góp trong việc xóa đói giảm nghèo, mới đây, việc phát triển cây hoa giấy trên địa bàn đã góp phần đưa Phù Đổng trở thành 1 trong 2 xã đầu tiên của huyện Gia Lâm về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2020

 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn