Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19

16:11 | 10/08/2020;
Theo các nghiên cứu mới nhất gần đây, tỉ lệ tử vong của COVID-19 đã cao gấp 4,7 lần đối với người thừa cân, béo phì dù tuổi còn trẻ. Kiểm tra nguyên nhân và những hệ lụy của béo phì đối với sức khỏe con người.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, định nghĩa đối với thừa cân là những người có chỉ số BMI > 25 và người béo phì có chỉ số BMI > 30.

Thống kê của các nhà khoa học cho kết quả rằng, đa số người dân Mỹ đều rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì. Thực tế, nước Mỹ có tới 40% dân số là người béo phì và có tới 67% người dân ở mức tình trạng thừa cân. Trong khi đó các nước khác có tỷ lệ thừa cân béo phì thấp hơn hẳn như: Ý là 20%, Trung Quốc 6% và Việt Nam chỉ từ 2.1% đến 3.6% người bị thừa cân, béo phì.

1. Thừa cân béo phì gây ra những tác hại gì?

Rõ ràng, tình trạng thừa cân béo phì ở con người khi xảy ra sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi người bị thừa cân, béo phì thì sẽ làm giảm hệ miễn dịch bằng cách kích thích chế độ viên mãn lâu năm. Trong khi đó, hệ miễn dịch của con người ở thời điểm dịch COVID-19 diễn ra, hệ miễn dịch được coi như bức tường bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus SARS-CoV-2 cũng như các loại virus khác xâm nhập.

Không chỉ vậy, tình trạng thừa cân béo phì ở con người diễn ra khiến virus dễ tấn công người bệnh hơn, người bệnh cũng dễ mắc virus COVID-19 hơn và béo phì còn gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác về sức khỏe như: Người bị béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường và đây đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra rủi ro lớn và tử vong cho bệnh nhân mắc Covid-19.

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19 - Ảnh 2.

Kiểm soát cân nặng để không bị thừa cân béo phì - Ảnh Internet

Béo phì làm khả năng thở mạnh giảm do cơ hoành giữa ngực mỗi lần thở phải kéo theo phần thừa cân của mỡ bụng khiến cho người bị béo phì thở nặng nhọc. Nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 thì đây là điều đặc biệt khó khăn với người bệnh khi phổi bị viêm càng khiến việc thở trở nên khó khăn hơn so với người không bị béo phì. Vì thế mà người thở máy và béo phì tử vong cao hơn do Covid-19.

Mặt khác, người cao tuổi và người có các bệnh lý nền đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong cao ở người bệnh nếu mắc Covid-19. Thực tế, độ tuổi trung bình mắc Covid-19 đều là ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tại Mỹ do có quá nhiều người thừa cân béo phì chiếm đến một nửa dân số nên tỉ lệ tử vong do Covid-19 của người trẻ ở Mỹ cũng cao hơn so với những nước khác.

Thống kê của Bộ Y tế Mỹ cho biết tỉ lệ người Châu Á thừa cân chiếm tới 42,7% so với 69% tỉ lệ thừa cân ở cả nước. Trong khi đó người béo phì chiếm 12,5% so với 40% cả nước. Người Việt sinh sống tại Mỹ có khoảng 19,1% là người thừa cân và có 5,1% thuộc tình trạng béo phì. Người Philippines tại Mỹ có tỉ lệ béo phì cao nhất là 14,1% và người Hàn Quốc sống tại Mỹ có tỉ lệ béo phì thấp nhất chỉ chiếm 2,8%.

2. Các biện pháp giảm tình trạng thừa cân, béo phì

Hạn chế tình trạng thừa cân xảy ra bằng cách:

- Mỗi người có thể tự kiểm tra tình trạng cân nặng của mình và tính toán chỉ số BMI theo mẫu.

- Cần kiểm soát chỉ số BMI của bản thân.

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19 - Ảnh 3.

Kiểm soát cân nặng, không để bị thừa cân béo phì - Ảnh Internet

- Nếu chỉ số của bạn ở mức trên 25, bạn đang bị thừa cân và nếu trên 30 là bạn đang bị béo phì.

- Cần chủ động thực hiện thay đổi các chế độ như: chế độ ăn uống, chế độ luyện tập thể dục thể thao để giúp làm giảm rủi ro bị mắc Covid-19 và tử vong do bệnh gây ra.

Chữa thừa cân, béo phì bằng cách:

- Thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm lượng calo dung nạp vào mỗi ngày.

- Hoạt động thể dục giúp tăng cường tiêu thụ năng lượng và gia tăng hoạt động thể dục, vận động cơ thể như chạy bộ, đạp xe, bơi lội,... giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên đối với một số trường hợp có thể gây ra đau khớp, khiến bệnh tim mạch diễn biến nặng và không nên tập thể dục mà cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

- Điều trị bằng thuốc khi người bị thừa cân, béo phì sau quá trình thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động vẫn không đạt được hiệu quả đặc biệt đối với người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc tim mạch.

- Có thể thực hiện phẫu thuật tuy nhiên chỉ áp dụng với những người đủ điều kiện sức khỏe, một số trường hợp không nên phẫu thuật như: trẻ vị thành niên, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, những người có ý định mang thai sau 2 năm phẫu thuật,...

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn