Thực phẩm cần kiêng khi bị sỏi thận

14:54 | 18/03/2019;
Sỏi thận là những viên sỏi nhỏ hình thành trong thận. Khi bị sỏi thận, bạn cần cực kì cẩn trọng trong việc ăn uống.
soi_1_icpp.jpg
Thực phẩm nhiều muối: Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ hình thành sỏi oxalat canxi và sỏi thận phốt phát, khiến cho thận bài tiết nhiều canxi trong nước tiểu hơn. Canxi sẽ kết hợp với oxalat và phốt phát để hình thành các viên sỏi. Hãy tránh các món ăn nhanh và đồ đóng hộp để giảm lượng tiêu thụ muối.

 

soi_2_wruh.jpg
Thực phẩm giàu oxalat: Các thực phẩm giàu oxalat sẽ làm tăng hàm lượng oxalat trong nước tiểu, gây nguy cơ hình thành sỏi thận. Rau chân vịt (spinach), các loại quả hạch, lúa mì và sô-cô-la là một số thực phẩm giàu oxalat mà bạn cần lưu ý.

 

soi_3_zmxu.jpg
Thực phẩm giàu vitamin C: Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng vitamin C làm tăng khả năng phát bệnh của những người có nguy cơ sỏi thận, đồng thời làm tăng nguy cơ biến chứng đối với những người đã mắc bệnh. Hãy tránh ăn ớt, các loại rau ăn lá xanh, ổi, súp lơ và các thực phẩm giàu vitamin C khác.

 

soi_4_hedp.jpg
Thực phẩm giàu kali: Những người mắc sỏi thận cần tránh các thực phẩm giàu kali, do các thực phẩm này có thể gây các biến chứng nguy hiểm như suy tim. Hãy hạn chế ăn cà chua, khoai tây, rau chân vịt, bơ, chuối, cam và hoa quả sấy khô.

 

soi_5_gdgb.jpg
Thực phẩm giàu phốt-pho: Các bệnh về thận có thể gây tích tụ phốt-pho quá mức trong máu, có hại cho xương. Hãy tránh các thực phẩm giàu phốt-pho như chocolate, quả hạch, đồ uống có ga và các sản phẩm từ sữa.

 

soi_6_juvf.jpg
Nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, đồng thời khiến bạn tăng cân. Bạn nên tránh uống nước ngọt để giảm nguy cơ tái hình thành sỏi thận.

 

soi_7_zzay.jpg
Caffeine và cồn: Bạn cần hạn chế sử dụng caffeine và cồn. Đồ uống chứa hai chất này có thể làm tăng bài tiết nước tiểu lúc đầu, nhưng sau đó sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Thêm vào đó, caffeine có thể làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, gây nguy cơ sỏi thận.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn