Thích một người vốn rất dễ. Đó có thể chỉ là một phút tim lạc nhịp, một giây ta bắt gặp ánh mắt chạm nhau. Nhưng để quên một người thực sự khó hơn nhiều. Giữa hai người đã có biết bao điều đẹp đẽ, trong lòng còn biết bao kỳ vọng vào đối phương, đâu phải nói buông là có thể dễ dàng buông bỏ.
Chấp nhận chia tay khó hơn là thích nghi với việc hai người ở bên nhau. Đó là bởi bạn đã quen với người ấy ở bên cạnh và bắt đầu dựa dẫm vào người ấy dù nhận ra hay không. Sau khi chia tay, bạn luôn tự nhủ rằng bản thân phải buông bỏ, để mọi chuyện qua đi nhưng nói thì luôn dễ hơn làm.
Phải mất một khoảng thời gian để chúng ta có thể buông tay một người từng thực sự yêu thương. Chúng ta nghĩ rằng chỉ khi không còn liên lạc với người ấy, chúng ta mới có thể nguôi ngoai nỗi đau và từ từ quên đi nhưng thật lòng từ bỏ một người là khi ta có thể từ chối 3 điều:
Từ chối liên lạc
Khi bạn không thể buông bỏ người kia, bạn có thể muốn nghe tiếng nói của người và trò chuyện với người ấy. Nhưng càng làm vậy, bạn càng không thể buông tay. Có thể bạn đã hiểu hết mọi chuyện nhưng trong lòng vẫn còn nhiều điều miễn cưỡng. Bạn chủ động liên lạc với anh ấy, cùng anh ấy trò chuyện như trước, duy trì trạng thái này khiến bạn cảm thấy rất nhẹ nhõm hơn.
Nhưng bạn có thực sự thoải mái? Bạn đã lựa chọn chia tay và tại thời điểm này, bạn đang ở trong một mối quan hệ của hai người xa lạ. Bạn sẽ là gì khi liên lạc lại với người ấy?
Chìa khóa để buông tay một ai đó là từ chối chủ động liên lạc với người ấy. Đừng nghĩ rằng sau khi chia tay vẫn có thể làm bạn, dù vẫn giữ liên lạc thì cũng chỉ có thể là người xa lạ mà thôi.
Từ chối kỳ vọng của đối phương
Sau khi chia tay, hầu hết mọi người vẫn mong đối phương quay về, đôi bên làm lành và có thể quay lại như xưa. Nhiều cặp đôi đã cố để trở về bên nhau nhưng không giải quyết được khúc mắc, cố chấp quay lại cũng chỉ là vô ích.
Bạn không thể để người ấy đi, đó là do ám ảnh. Có thể bạn không muốn chấp nhận cảnh một mình, không chấp nhận người ấy bên người khác, cũng có thể vì thấy mình còn yêu...
Nếu đã chia tay rồi nên dũng cảm chấp nhận thực tế và đối mặt. Đừng dễ dàng chấp nhận kỳ vọng của người kia, hãy suy nghĩ thật kỹ càng rồi mới đưa ra quyết định. Dù trong hoàn cảnh nào, con người ta cũng phải tỉnh táo để không lặp đi lặp lại sai lầm. Chắc chắn, bạn dần sẽ ổn hơn.
Từ chối việc đóng cửa trái tim mình
Chúng ta có lẽ đều không lạ gì với tình huống một người sau khi chia tay liền nói rằng: "Tôi không còn tin vào tình yêu nữa". Nhưng việc bạn đến và đi một mối quan hệ có liên quan gì đến niềm tin vào tình yêu?
Khi một mối quan hệ kết thúc, đặc biệt là sau khi bị tổn thương, chúng ta dễ trở nên không còn tin tưởng vào tình yêu, thậm chí muốn đóng cửa trái tim mình, không muốn chấp nhận người khác bước vào. Có thể bạn có chấp trước chính mình, nhưng điều gì sẽ xảy ra? Ngay cả khi bạn chỉ nghĩ về quá khứ, bạn không thể là những gì bạn đã từng. Sẽ tốt hơn khi đối mặt một cách bình tĩnh và bắt đầu lại cuộc sống.
Sau khi chia tay, hãy từ chối việc đóng cửa trái tim mình. Lắng nghe tiếng nói thực sự bên trong trái tim mình, cởi mở với những điều mới mẻ, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt hơn.
Muốn thực sự buông tay một người, đừng dựa vào sự ngắt kết nối mà là từ chối tận đáy lòng, không chủ động liên lạc với người ấy, từ chối mong đợi của người ấy và từ chối đóng cửa trái tim mình. Từ từ, bạn sẽ buông được.
Dù lý do chia tay là gì, nếu đã chọn hãy tôn trọng quyết định của cả hai. Hãy cứ để nhau rời đi và đừng quên để lại ấn tượng cuối đẹp đẽ. Khi duyên phận của hai người đã cạn, điều quan trọng nhất là học cách chia tay sao cho đàng hoàng, văn minh. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể bắt đầu lại cuộc đời, có thể gặp lại người tốt hơn và sống hạnh phúc.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn