Thủy đậu có lây không? Đâu là con đường lây lan bệnh thủy đậu?

07:49 | 18/01/2021;
Thủy đậu là một căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Việc tìm hiểu về các con đường lây lan bệnh thủy đậu sẽ giúp mọi người có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Thủy đậu là một căn bệnh do virus Varicellavirus hay còn gọi là virus thủy đậu gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai thuộc mọi lứa tuổi. Thông thường, thủy đậu có diễn biến cấp tính với những biểu hiện đặc trưng như sốt nhẹ và phát ban. Các nốt ban mọc thành nhiều đợt trên cùng một vùng da, ở nhiều dạng như nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy.

Vậy thủy đậu là bệnh có lây không? Nếu lây thì con đường lây lan bệnh thủy đậu qua con đường nào? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn:

1. Thủy đậu có lây không?

Thủy đậu rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây từ thời gian 1 đến 2 ngày trước khi nổi ban ngứa và kéo dài đến khi tất cả các nốt mụn đều đóng vảy. Tỷ lệ lây nhiễm rất cao, có đến khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu sẽ mắc nếu tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.

con đường lây lan bệnh thủy đậu

Thủy đậu rất dễ lây lan và dễ bùng phát thành dịch (Ảnh: Internet)

2. Thủy đậu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh thủy đậu không chỉ lây lan nhanh mà còn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

- Nhiễm trùng da ở những vùng có mụn nước. Tình trạng này thường nhẹ và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên chúng có thể để lại sẹo làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là ở các vùng dễ nhìn thấy như mặt…

- Nhiễm trùng máu do vi trùng xâm nhập từ các vết mụn nước bị vỡ vào máu.

- Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… là những biến chứng nghiêm trọng. Chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng về sau.

- Zona hay còn gọi là giời leo. Bệnh zona thần kinh là gì? Triệu chứng, cách điều trị bệnh? Bệnh này xảy ra do siêu vi thủy đậu tồn tại trong các hạch thần kinh ngay cả sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Những virus này tồn tại dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Sau một thời gian nhất định, có thể kéo dài đến 10, 20, hay 30 năm sau, khi gặp được các điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể yếu đi, mắc một số bệnh nhất định..., những siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona.

Ngoài những biến chứng đã kể ở trên, thủy đậu còn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tại thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, việc lây nhiễm virus thủy đậu trong cơ thể mẹ sẽ gây ra tình trạng sảy thai.

Thủy đậu có lây không? Con đường lây lan bệnh thủy đậu từ đâu? - Ảnh 3.

Con đường lây lan bệnh thủy đậu có thể truyền trực tiếp hoặc gián tiếp - Ảnh Internet

Bên cạnh đó, mẹ mắc thủy đậu sẽ khiến trẻ sinh ra sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Ở những ngày cuối của thai kỳ hoặc sau sinh, bệnh thủy đậu ở mẹ có thể lây sang bé, khiến bé bị nổi mụn nước rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp...

3. Con đường lây lan bệnh thủy đậu

Bệnh có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người qua người bằng những con đường sau đây:

- Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: Là con đường lây bệnh nhanh nhất và phổ biến nhất. Trường hợp thường gặp nhất là do tiếp xúc với các nốt mụn nước của người bệnh. Lúc này, virus thủy đậu Varicella – Zoster sẽ di chuyển, ủ bệnh và lây lan.

- Lây truyền qua đường không khó từ các giọt bắn hô hấp: Các giọt nhỏ có chứa dịch tiết từ đường hô hấp hay chất dịch của người bệnh khi nói chuyện hay hắt hơi có khả năng phát tán ra ngoài không khí. Người không mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn này có khả năng lây nhiễm cao.

- Lây truyền gián tiếp qua các đồ vật dùng chung: Nguy cơ lây bệnh thủy đậu vẫn rất cao nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc của người bị bệnh.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn