Việc tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là những vaccine không thể trì hoãn.
Theo như khuyến cáo của Bộ y tế thì việc tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch đúng lịch là cần thiết. Việc trì hoãn không đưa trẻ tới cơ sở tiêm chủng có thể khiến các mũi tiêm trước trong phác đồ (nếu có) hoặc những bệnh nguy cơ trong độ tuổi trẻ cần phòng ngừa trở nên nặng hơn và cũng khó chữa trị hơn.
Những bệnh phổ biến mà trẻ cần tiêm ngừa có thể kể đến như cúm, sởi, thụy đậu hay viêm họng, viêm phổi,... đây là những bệnh truyền nhiễm và bội nhiễm mà cha mẹ cần lưu ý. Ngoài ra việc tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch đúng lịch cũng gíup phân biệt triệu chứng với viêm đường hô hấp do Covid-19 gây ra được dễ dàng sàng lọc hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong vòng 5 năm đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ được hoàn thiện do vậy mà việc tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn.
Tuy nhiên, dưới tình hình căng thẳng của dịch bệnh, nếu cha mẹ còn phân vân có nên đưa đi tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch hay không thì có thể tham khảo danh sách một số vaccine cần tiêm đúng lịch và không cần tiêm đúng lịch dưới đây. Lưu ý, tốt nhất hãy liên hệ với trung tâm tiêm chủng để được tư vấn phù hợp nhất.
Tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch đem đến nhiều lo ngại, tuy nhiên nếu như con bạn đang tiêm những vaccine dưới đây thì bạn nên đưa trẻ tới tiêm đúng lịch:
- Vaccine ngừa viêm gan B
Mũi phòng viêm gan B số 1 sẽ được tiêm khi trẻ ra đời. Mũi số 2 được tiêm sau mũi số một 1 tháng, mũi số 3 tiêm sau mũi số hai 1 tháng. Còn mũi số 4 tiêm sau 1 năm, là mũi nhắc lại.
- Vaccine BCG
Là loại vaccine tiêm phòng lao, mũi này được tiêm cùng vaccine phòng viêm gan B ngay khi trẻ vừa sinh nhưng ở vị trí khác nhau.
- Vaccine phòng dại và vaccine phòng độc tố bệnh uốn ván.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp trẻ đã từng tiếp xúc với người đang nghi ngờ hay đã bị nhiễm virus Covid-19 thì cần cho trẻ cách ly đúng 14 ngày theo quy định của Bộ y tế. Trong thời gian 14 ngày này nếu trẻ có dấu hiệu sốt thì cha mẹ cần ngừng tiêm phòng.
Do hiện tại đang ở giai đoạn nhạy cảm, nguy cơ các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng vẫn còn nên khi trẻ cần tiêm chủng các mũi dưới đây cha mẹ có thể liên hệ với trung tâm tiêm chủng đề trì hoãn tạm thời.
Tuy nhiên cha mẹ cũng cần hỏi rõ hạn trì hoãn của mũi tiêm chủng là bao lâu để đưa trẻ tới tiêm đúng thời điểm cần thiết.
- Vaccine viêm não mô cầu AC
Hiện tại đang không phải trong mùa dịch viêm não mô cầu nên cha mẹ có thể trì hoãn tạm thời mũi tiêm này được. Thông thường quy luật của bệnh là 3 năm mới có khả năng có dịch 1 lần. Vì thế mà quy luật mũi tiêm của trẻ 2 tuổi là 3 năm được nhắc lại 1 lần.
- Vaccine thương hàn
Thương hàn là một bệnh có thể lây thông qua đường ăn uống do vậy mà cách phòng ngừa thương hàn ngoài tiêm vaccine thì giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, ăn chín uống sôi cũng giúp phòng bệnh hiệu quả. Vì thế mà mũi vaccine phòng thương hàn có thể được trì hoãn tạm thời. Mũi nhắc lại của thương hàn là 3 năm 1 lần.
- Vaccine viêm gan A
Viêm gan A là loại viêm gan có thể lây qua đường ăn uống nên cha mẹ cũng có thể trì hoãn nhưng cần chăm sóc, vệ sinh ăn uống sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
- Vaccine phòng HPV
Tuổi tiêm lý tưởng để phòng HPV là từ 9-13 tuổi, do vậy mà việc trì hoãn tạm thời tiêm mũi này cũng không gây ra ảnh hưởng tới trẻ.
Lưu ý, một lần nữa, các bậc phụ huynh tốt nhất hãy liên hệ với cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng và phòng phòng chống dịch bệnh ở địa phương để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp trong giai đoạn hiện tại khi cần tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn