Ngày 15/8 đã có một bé gái 1 tuổi tại Đồng Nai tử vong sau khi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản. Việc này ảnh hưởng và gây lo ngại đến các bậc phụ huynh đang chuẩn bị cho con tiêm loại vaccine này.
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể diễn ra quanh năm và mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc viêm não Nhật Bản. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ dưới 15 tuổi, nhóm đặc biệt có nguy cơ cao là trẻ từ 2 đến 6 tuổi chiếm tới 75% tổng số trẻ bị mắc viêm não Nhật Bản.
Đây là một loại dịch bệnh diễn ra cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Thông thường viêm não Nhật Bản xảy ra do muỗi chích và hút máu các loại động vật hoang dã như gia súc, chim mang virus viêm màng não. Muỗi là vật lây truyền trung gian làm lây truyền loại virus này sang cho con người thông qua các vết đốt.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm có tính nguy hiểm cao. Khi hệ thần kinh trung ương có thể bị tổn thương nặng nề do virus cấp tính gây ra. Vì vậy, bệnh có tỷ lệ tử vong cao và thường để lại cho con người nhiều di chứng nặng nề cho bệnh nhi. Đây là nỗi lo của các bậc cha mẹ có con nhỏ.
Các triệu chứng của bệnh viêm não Nhật bản: sốt cao, đau bụng, đau ở trán và bị nôn ói,... Khi bệnh chuyển biến nặng có thể khiến trẻ bị kích động, ảo giác, cuồng sảng, tăng trương lực cơ sau đó bị hôn mê sâu và gây tử vong.
Bệnh này có thể gây tử vong trong bất kỳ thời điểm nào khi trẻ bị mắc bệnh. Các trường hợp người bệnh có thể vượt qua thời kỳ toàn phát thì cũng để lại cho trẻ rất nhiều các di chứng nặng nề khác như: rối loạn vận động, rối loạn tâm thần và gây tình trạng giảm khả năng giao tiếp.
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì cha mẹ lựa chọn tiêm vaccine là cách phòng bệnh tốt nhất.
Tuy nhiên, khi trường hợp trẻ 1 tuổi vừa tử vong do tiêm vaccine viêm não Nhật Bản khiến các phụ huynh vô cùng lo lắng. Một vài thông tin về các loại vaccine viêm não Nhật Bản và cách chăm sóc cho bé có thể giúp cha mẹ giảm phần nào lo lắng.
Hiện nay, Việt Nam có sử dụng 2 loại vaccine tiêm viêm não Nhật Bản phổ biến nhất gồm:
Đây là loại vaccine do TNHH MTV Vaccine Việt Nam sản xuất. Loại vaccine này có hàm chứa lượng virus viêm não có đặc tính bất hoạt và tinh khiết nhất.
Theo đó, loại vaccine này cũng có lịch tiêm chủng như sau:
Mũi 1: Đây là mũi tiêm lần đầu tiên được thực hiện vào thời điểm trẻ đủ 12 tháng tuổi trở lên.
Mũi 2: Tiếp tục tiêm mũi tiêm tiếp theo sau mũi 1 với khoảng cách từ 1 đến 2 tuần.
Mũi 3: Thời điểm tiêm mũi 3 được thực hiện sau mũi 1 là khoảng một năm.
Để có thể duy trì được khả năng miễn dịch thì sau 3 năm trẻ cần được tiêm nhắc lại một mũi hoặc có thể tiến hành tiêm nhắc lại đối với những người có khả năng miễn dịch cao trước khi có dịch viêm não Nhật Bản xảy ra.
Lưu ý đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên khi dưới hoặc bằng 36 tháng tuổi thì tiêm 0,5ml/liều. Trong khi đó trẻ lớn hơn 36 tháng tuổi và người lớn thì cần tiêm 1,0ml/liều.
Một vài trường hợp chống chỉ định khi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản:
Không tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đối với người bị dị ứng với các thành phần của vaccine.
Đặc biệt không tiêm vaccine đối với những người mắc các bệnh về tim bẩm sinh.
Không tiêm cho trẻ khi trẻ đang xuất hiện triệu chứng sốt cao, không khỏe hoặc đang mắc bệnh nhiễm trùng.
Mắc bệnh ác tính nói chung và đối với người mắc các bệnh tim, gan, thận, tiểu đường, ung thư máu và suy dinh dưỡng.
Những người mắc bệnh quá mẫn cảm.
Phụ nữ có thai.
Loại vaccine này được sử dụng để phòng ngừa cho trẻ khi trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Vaccine cũng được sử dụng đối với người trưởng thành dưới 18 tuổi.
Tiêm chủng theo lịch như sau:
Mũi 1: Thời điểm mũi tiêm đầu tiên từ 9 tháng đến dưới 18 tuổi.
Mũi 2: Mũi tiếp theo cần cách 1 năm sau mũi thời gian tiêm mũi 1.
Đối với những người trưởng thành đã trên 18 tuổi thì chỉ cần tiêm 1 mũi.
Những trường hợp chống chỉ định khi tiêm vaccine IMOJEV:
Những người bị dị ứng với các thành phần trong vaccine IMOJEV.
Không tiêm cho phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Những người bị suy yếu hệ miễn dịch tế bào, suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
Người có triệu chứng suy giảm chức năng miễn dịch do HIV gây ra.
- Sau khi tiêm vaccine thì trẻ cần được ở lại chờ khoảng 30 phút đến 1 tiếng để theo dõi.
- Khi đưa trẻ về nhà, cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ, vệ sinh cho trẻ sạch sẽ tránh nhiễm trùng.
- Không nên đắp hoặc bôi thứ gì vào chỗ tiêm của trẻ.
- Cần đo nhiệt kế và thực hiện kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên. Cảm thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì cha mẹ cần lau người bằng nước ấm cho trẻ và sử dụng thuốc bác sĩ đã kê đơn.
- Việc theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ sau khi tiêm phòng vaccine viên não Nhật Bản đặc biệt quan trọng.
- Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm vệ sinh, an toàn và đủ dinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh.
- Lựa chọn tiêm chủng cho trẻ tại các cơ sở tiêm chủng, bệnh viện uy tín, chất lượng để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn