Tiền hỗ trợ giữ trẻ, nuôi con nhỏ không phải tính đóng BHXH

13:55 | 19/03/2018;
Căn cứ vào các quy định hiện hành, có 14 khoản thu nhập của người lao động sẽ không phải tính để đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội; Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có 14 khoản thu nhập sẽ không phải tính để đóng BHXH bắt buộc, cụ thể gồm:

khoan-khong-tinh-dong-bao-hiem-xa-hoi-bhxh.jpg

 

Mới đây, ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng giám đốc BHXHVN, cho biết: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vẫn là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm (hệ số) và các khoản phụ cấp chức vụ (hệ số), phụ cấp thâm niên vượt khung (%), phụ cấp thâm niên nghề nếu có trên cơ sở mức lương cơ sở do Nhà nước quy định từng thời kỳ.

Từ 1/1/2018, người lao động, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHXH dựa trên tổng thu nhập (lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác). Theo đó, phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong Hợp đồng lao động.

Theo ông Phạm Lương Sơn, việc đóng BHXH trên tiền lương thực tế là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ hưu, người lao động sẽ có mức hưởng cao hơn, đảm bảo được an sinh xã hội. 

bao-hiem-xa-hoi.jpg

 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn