Tiêu chảy không dung nạp lactose là một bệnh về đường tiêu hóa, chứng bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ và người già. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người mắc chứng bệnh này cần có chế độ dinh dưỡng riêng để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thụ đường lactose - loại đường thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phomai. Tình trạng không dung nạp lactose xảy ra khi ruột non ngừng sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa và hấp thụ đường sữa. Đường sữa không tiêu hóa sẽ di chuyển đến ruột già và các vi khuẩn xuất hiện ở ruột già gây ra tình trạng đầy hơi, tiêu chảy không dung nạp lactose.
Tiêu chảy không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không hấp thụ sữa và các thực phẩm từ sữa
- Đau dạ dày và đầy hơi: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy không dung nạp lactose ở cả trẻ em và người lớn. Khi cơ thể không có khả năng hấp thụ đường sữa, nó sẽ đi qua ruột non cho tới ruột già. Các carbohydrate như lactose không thể được hấp thụ bởi các tế bào lót ruột kết, nhưng chúng có thể được lên men và phân hủy bởi các vi khuẩn tự nhiên. Quá trình lên men này giải phóng axit béo cũng như các khí hydro, metan và carbon dioxide dẫn tới đau dạ dày, đầy hơi và chuột rút.
- Xuất hiện cơn đau nằm quanh rốn và ở nửa dưới của bụng: Người bệnh có cảm giác đầy hơi do sự gia tăng của khí và nước trong ruột, làm cho thành ruột bị căng. Đau dạ dày và đầy hơi do tiêu chảy không dung nạp lactose thường gây ra triệu chứng nôn, buồn nôn, đau, cứng bụng...
Bệnh gây ra dấu hiệu đau dạ dày, chướng bụng
- Tiêu chảy: Do chứng không dung nạp lactose nên bệnh gây ra tiêu chảy, tăng thể tích nước trong đại tràng vì thế làm tăng thể tích và hàm lượng chất lỏng của phân.
- Táo bón: Dấu hiệu táo bón, đi tiêu không hoàn chỉnh, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng này thường ít gặp hơn so với tiêu chảy. Khi vi khuẩn trong quá trình lên men không tiêu hóa được đường sữa tạo ra khí metan, khí metan làm chậm thời gian cần thiết để di chuyển thức ăn qua ruột dẫn đến táo bón ở một số người.
- Các triệu chứng khác: nhức đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp, loét miệng, gặp các vấn đề khi đi tiểu. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác. Vì thế hãy chú ý cơ thể để tránh nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác.
Nguyên nhân nào gây ra chứng không dung nạp đường lactose là gì? Thực tế, không có kết luận chính xác nào về các nguyên nhân gây ra bệnh, ở mỗi bệnh nhân lại có một hoặc một nhóm nguyên nhân khác nhau. Cụ thể gồm:
- Enzyme lactase không được cơ thể sản xuất đủ để hấp thụ đường lactose. Thông thường loại enzyme này được ruột non sản sinh sau 2 tuổi (sau khi cai sữa)
- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, bệnh crohn, bệnh celiac, viêm ruột non… đều có khả năng giảm lượng lactase sẵn có.
- Do bẩm sinh: nhiều trẻ mắc chứng tiêu chảy không dung nạp lactose ngay từ khi mới sinh ra.
- Bệnh thường gặp ở người châu Á, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Mexico hơn so với các đối tượng khác.
- Tuổi cao: người lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng không dung nạp lactose cao.
- Sinh non: Trẻ bị sinh non có khả năng giảm nồng độ lactase bởi loại enzyme này thường tăng lên trong thời kỳ bào thai muộn.
- Đang chữa ung thư: Nếu bạn từng xạ trị ung thư vùng bụng hoặc các biến chứng về tiêu hóa do hóa trị thì nguy cơ mắc chứng không dung nạp lactose sẽ cao hơn.
Nếu bạn có các biểu hiện như thường xuyên chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa, bạn nên đến các trung tâm y tế để thực hiện tình trạng tiêu chảy không dung nạp lactose. Bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm xác nhận đo hoạt động của menase trong cơ thể gồm:
- Xét nghiệm máu: Thực hiện xét nghiệm máu để đo phản ứng của cơ thể với chất lỏng có chứa nồng độ đường sữa cao.
Xét nghiệm máu chẩn đoán chứng không dung nạp lactose
- Kiểm tra hơi thở hydro: Kiểm tra hơi thở hydro nhằm giúp đo lượng hydro trong hơi thở của bạn sau khi uống một lượng lớn đường sữa. Quá trình vi khuẩn phân hủy đường sữa là quá trình lên men để giải phóng hydro và các loại khí khác. Các khí này được hấp thụ và thở ra vì thế nếu bạn không tiêu hóa hoàn toàn đường sữa thì hơi thở của bạn sẽ có lượng hydro cao hơn bình thường.
- Kiểm tra độ axit phân: Phương pháp này thường được thực hiện với trẻ sơ sinh và trẻ em để đo lượng axit lactic trong mẫu phân. Khi vi khuẩn trong ruột lên men đường sữa không tiêu hóa sẽ tích tụ axit lactic.
Hiện tại không có cách nào để làm cơ thể bạn khỏi chứng tiêu chảy không dung nạp đường sữa hoàn toàn. Việc điều trị thực hiện bằng cách:
- Giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chứa sữa ra khỏi chế độ ăn. Để bổ sung dinh dưỡng từ sữa, bạn có thể tìm kiếm các loại sữa không chứa lactose, các sản phẩm sữa ít béo, không béo, ít đường...
- Các bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc viên, thuốc nhỏ, thuốc dạng nhai để uống trước khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
- Chọn lựa các thực phẩm thay thế sữa như đậu nành, sữa gạo, hạnh nhân...
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn.
- Không tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, vẫn cho trẻ tiếp tục bú bởi các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột.
Biến chứng tiêu chảy không dung nạp lactose là gì, đây là bệnh nguy hiểm với trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong của 3,5 triệu trẻ em trên toàn cầu hàng năm. Đường lactose không tiêu hóa được trong ruột gây ứ đọng lại trong ruột hút nước làm tiêu chảy và kéo dài nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xuất hiện ở 1/1000 trẻ.
Ngoài ra, tiêu chảy không dung nạp lactose còn có thể gây ra các biến chứng như trẻ suy dinh dưỡng nặng, kém ăn, chậm phát triển, ảnh hưởng niêm mạc ruột
Người không dung nạp lactose dễ đối mặt với các vấn đề như thiếu canxi, vitamin D, chất đạm, riboflavin...
Không có cách phòng tránh hoàn toàn chứng tiêu chảy không dung nạp lactose. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng các cách sau đây để phòng ngừa và hạn chế bệnh tiến triển:
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, bổ sung các thực phẩm ăn dặm có thành phần dễ tiêu hóa như thịt nạc, sữa chua, bột gạo, cháo gạo...
- Hạn chế các thực phẩm chứa sữa/ đường có thể gây dị ứng
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, cà phê, thuốc lá, trà… ảnh hưởng đến đường tiêu hóa
- Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng
Những thực phẩm nên ăn với người tiêu chảy không dung nạp lactose là gì?
- Thực phẩm giàu canxi: sữa bò và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Nên bổ sung các thực phẩm khác chữa canxi như yến mạch, hạnh nhân, bông cải xanh, cam, quả sung...
Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung khi cơ thể không dung nạp lactose
- Bổ sung sữa dê: Sữa dê giàu dinh dưỡng và có lượng đường lactose thấp hơn sữa bò dễ tiêu hóa hơn. Vì thế, bạn hãy thử sữa dê nhé.
- Bổ sung thực phẩm giàu probiotics: probiotics là các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung probiotics là cách hỗ trợ đường ruột tốt nhất.
- Bổ sung nước hầm xương: nước hầm xương chứa các khoáng chất như canxi, photpho, magie tốt cho cơ thể kiểm soát chứng không dung nạp lactose...
Người tiêu chảy không dung nạp lactose nên kiêng ăn gì?
- Hạn chế sữa và các thực phẩm từ sữa không tốt cho chứng không dung nạp lactose.
- Các loại thực phẩm khó tiêu.
- Thực phẩm gây dị ứng.
Có thể điều trị hoàn toàn chứng tiêu chảy không dung nạp lactose không?
Cách điều trị tiêu chảy không dung nạp lactose là bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa lactose… Ngoài ra chú ý theo chế độ dinh dưỡng và phương pháp điều trị của bác sĩ.
Thay đổi chế độ ăn có thể giảm triệu chứng không?
Có thể, bởi các triệu chứng của bệnh xảy ra khi người bệnh sử dụng các thực phẩm chứa lactose. Bạn có thể loại bỏ hoặc thay thế bằng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tương tự nhưng có hàm lượng lactose thấp.
Độ tuổi mắc bệnh chứng không dung nạp lactose là bao nhiêu?
Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh, người già. Bệnh nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì thế cần thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Các thực phẩm gây hiện tượng tiêu chảy không dung nạp lactose
Hình ảnh bệnh tiêu chảy không dung nạp lactose
Hạn chế sữa trong chế độ ăn uống
Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/lactose-intolerance
https://www.webmd.com/digestive-disorders/chronic-diarrhea-16/diarrhea-lactose-intolerance
https://www.healthline.com/nutrition/lactose-intolerance-symptoms
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn