Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào lên mẹ và con?

11:24 | 30/06/2018;
Từ tuần 26 đến tuần 28 thai kỳ, mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc glucose để kiểm tra lượng đường trong máu, chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Vài nét về  bệnh tiểu đường thai kỳ 

Tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ giúp chuyển hóa thực phẩm ăn vào thành năng lượng. Nói cách khác, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể, làm cho đường huyết tăng, gây bất lợi cho cả mẹ con. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. 

Tuy nhiên, nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ cao. Vì vậy, cần phải tiếp tục điều trị để theo dõi và quản lí lượng đường huyết. Nếu đang mắc bệnh muốn sinh con, nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai để kiểm soát bệnh và hạn chế tác hại xấu lên đứa trẻ tương lai. 

Thông thường, tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng cụ thể trừ khi thử máu, tuy nhiên triệu chứng thường gặp như khát nước, đi tiểu nhiều hơn bình thường, khô miệng, mệt mỏi... Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào hoặc có những bất thường nên tư vấn bác sĩ ngay. 

Tiểu đường thai kì là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi mang thai, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/10 ca, nhất là những người béo phì. Những yếu tố làm tăng nguy cơ gồm tuổi cao, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì (BMI từ 30 trở lên), nhóm mắc hội chứng buồng trứng đa nang, mắc bệnh không dung nạp glucose, dùng một số loại thuốc như thuốc hen suyễn, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần, những người sinh con nặng cân... 

Lưu ý khi xét nghiệm xác định lượng đường trong máu thai kỳ

Nếu xét nghiệm thấy mắc bệnh (chỉ số đường huyết dưới 130-140 mg/dl hay 7,2-7,8 mmol/l) được xem là khỏe mạnh, nếu cao, bác sĩ sẽ cho lời khuyên để điều trị. 

Ngoài ra, có thể duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày (tư vấn bác sĩ về bài tập). Không nên tập thể dục với các bài tập bằng lưng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Về ăn uống nên chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo, tăng cường rau xanh, trái cây, đa dạng hóa thức ăn để giúp ngon miệng và hạn chế bệnh. 

Chế độ ăn uống cần đảm bảo lượng chất béo và protein hợp lý. Carbohydrates nên ăn ít hơn một nửa so với lượng calo cơ thể cần. Nên chọn carbohydrate nguyên chất, nguyên hạt, tránh các thức ăn có nhiều đường, chẳng hạn như món tráng miệng, nước sô-đa và kẹo bánh.

Thử nghiệm Glucose là gì? 

Đối với thử nghiệm dung nạp glucose, bác sĩ sẽ lấy máu để mang đi xét nghiệm, xác định lượng đường trong máu (đường huyết). Sau đó mẹ bầu sẽ được uống một dung dịch glucose, máu sẽ được lấy để kiểm tra 1h/lần trong 3 giờ liên tục. Với thử nghiệm này, mẹ bầu sẽ ở lại văn phòng của bác sĩ với thời gian dài, vì vậy hãy thu xếp công việc gia đình, con cái, mang theo vật dụng cá nhân cần thiết và đồ ăn vặt ngay sau khi lấy máu. Nếu hai hay nhiều chỉ số máu bất thường, thì nguy cơ sẽ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao. 

3.jpg
Từ tuần 26 đến tuần 28 thai kỳ, mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc glucose để kiểm tra lượng đường trong máu, chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.
 

Ăn uống trong ngày đi  thử máu 

Theo Cơ quan Thông tin Bệnh tiểu đường Quốc gia Mỹ (NDIC), phụ nữ mang thai trong ngày đi thử máu cần tránh ăn mọi thứ ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu. Nên ăn một bữa ăn lành mạnh vào đêm trước khi thử nghiệm. Từ đó trở đi chỉ nên uống nước lọc. Thông thường, thử nghiệm này được lên kế hoạch cho những giờ đầu vào buổi sáng, tức nhịn ăn qua đêm để sáng hôm sau lấy máu sớm. Cân nhắc nhờ người thân đưa đón nhằm tránh trường hợp sự cố xảy ra do giảm năng lượng từ việc nhịn ăn gây ra. 

4.jpg
Theo Cơ quan Thông tin Bệnh tiểu đường Quốc gia Mỹ (NDIC), phụ nữ mang thai trong ngày đi thử máu cần tránh ăn mọi thứ ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu. Nên ăn một bữa ăn lành mạnh vào đêm trước khi thử nghiệm. 

Ăn uống trước ngày thử  máu 

Theo trang tin y học MedlinePlus, phụ nữ mang thai có thể ăn uống theo chế độ tiêu chuẩn trước khi thử nghiệm máu. Theo khuyến cáo, cần ăn ít nhất 150 gram carbohydrates mỗi ngày trong ba ngày trước khi đi xét nghiệm. Lượng calo này tương đương hai lát bánh mì trắng. 

Tại Mỹ có một số trung tâm chăm sóc sức khỏe bà bầu như Trung tâm Sức khỏe phụ nữ Blairsville ở Georgia còn soạn thảo hẳn một chế độ ăn chính xác cho tất cả bệnh nhân trước khi thử nghiệm dung nạp glucose để đảm bảo kết quả chính xác, đặc biệt là xác định được cơ chế đốt carbohydrate của cơ thể, vì vậy mọi người nên liên hệ với các phòng mạch phụ khoa để được tư vấn trước khi đi xét nghiệm. 

anhchung1.jpg
Theo trang tin y học MedlinePlus, phụ nữ mang thai có thể ăn uống theo chế độ tiêu chuẩn trước khi thử nghiệm máu. 

 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn