Tìm hiểu các cấp độ nhiễm bệnh nấm da

13:56 | 04/11/2020;
Bệnh nấm da ban đầu không có biểu hiện nhiều ngoài những đốm nhỏ trên da, nhưng theo cấp độ nhiễm bệnh mà bệnh ban đầu tưởng như không ảnh hưởng nhiều, dần dần gây nên phiền toái cho người bị nhiễm.

Trong chẩn đoán bệnh, các chuyên gia chia nấm da theo các thể cấp tính, mãn tính và áp xe.

Nấm da mãn tính với đặc tính khởi phát bệnh và lây lan nhanh hoặc mãn tính với biểu hiện chậm và hiếm khi viêm hay đỏ nhiều. Nấm da ban đầu có thể chỉ khu trú tại một vùng, nhưng sau đó có thể lây lan ra các vùng khác trên thân thể.

Nhiễm nấm da cấp tính biểu hiện là những vùng da bị viêm đỏ, với bờ đường viền nổi lên, hình đa cung, có thể xuất hiện mụn nước và đặc biệt là có triệu chứng ngứa nhiều. Tác nhân thường là lây nhiễm từ động vật như nấm M.canis.

Nhiễm nấm da mãn tính có xu hướng ảnh hưởng ở các nếp gấp, tác nhân gây bệnh thường gặp là T.rubrum. Đặc điểm của bệnh là dễ lan rộng và tái phát do sự suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên của da đối với nấm hoặc do tái nhiễm từ môi trường.

Nấm da biểu hiện là mảng đỏ, có hình tròn hay oval với trung tâm nhạt màu và mụn nước, khuynh hướng lan rộng và tiến triển li tâm (trung tâm có vẻ gần như da lành nhưng bờ viền thì rất đỏ và gồ lên), đôi khi là xuất hiện vòng mới bên trong vòng khác cũ hơn.

Nặng hơn nữa thì có trường hợp biểu hiện là áp xe do nấm (kerion) với biểu hiện là các ổ áp xe chứa mủ, ẩm ướt và dễ bị chẩn đoán nhầm với nhọt hay ung thư da.

Tuy nhiên, trên thực tế, để người bệnh dễ hiểu, dễ hình dung và dễ dàng theo dõi được tiến trình bệnh, bác sĩ chia nấm da thành 4  cấp độ nhiễm bệnh. Cụ thể như sau:

Các cấp độ nhiễm bệnh nấm da - Ảnh 1.

Khi mới hình thành, bệnh nấm da không có biểu hiện rõ ràng - Ảnh Internet

1. Nấm da ở cấp độ hình thành

Nấm da ban đầu được hình thành từ những sợi nấm có kích thước rất nhỏ, và rồi chúng mới dần liên kết và tạo thành từng bụi nấm. Nấm ký sinh trong cơ thể, dưới da từ 6-9 tháng, không hề có biểu hiện, chỉ ủ bệnh từ từ, vì thế người bệnh không hề biết là mình đã bị bệnh nấm da. Người bệnh khó có thể điều trị dứt điểm nguồn gốc gây bệnh.

 2. Nấm da ở cấp độ nhẹ

Lúc này, nấm đã ký sinh dưới da nhưng cần chờ cơ hội để bùng phát khi có một số tác động, đặc biệt là môi trường ẩm ướt. Khi mùa nồm đến hoặc da đổ mồ hôi do lao động, tập thể thao, hoặc người bệnh vệ sinh cơ thể không thường xuyên,… nấm phát triển rất nhanh. 

Ban đầu da xuất hiện triệu chứng ngứa nhẹ trên một vùng da như lòng bàn tay, chân, mu bàn tay, chân, đôi khi có thể xuất hiện trong các kẽ tay, kẽ chân hay khuỷu tay.

Các cấp độ nhiễm bệnh nấm da - Ảnh 2.

Nấm da thể nhẹ gây ửng đỏ ở da bé- Ảnh Internet

3. Nấm da ở cấp độ nặng hơn

Sau một thời gian, nấm mới bắt đầu bùng phát mạnh mẽ. Khi phát triển đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên già cỗi và hình thành bào tử. Đây chính là nguyên nhân gây xuất hiện các đốm trắng hay đỏ đổi màu hoàn toàn so với da bình thường cùng tình trạng ngứa ngáy khó chịu. 

Khi nấm bùng phát mạnh mẽ hơn sẽ làm xuất hiện các vùng da mẩn đỏ, có viền đậm màu hơn vùng da lành xung quanh. Da lúc này bắt đầu trở lên khô ráp, cảm thấy nóng rát, châm chích khá khó chịu.

4. Cấp độ bội nhiễm ở nấm da

Ở mức độ này, làn da có dấu hiệu bong tróc khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nấm kéo thành những mảng da dày sừng bong tróc, da khô nứt nẻ gây đau rát, toác ra và tróc vảy

Đôi khi, da bệnh nhân còn bị chảy máu, có thể xuất hiện mụn nước, mụn mủ. Vùng da ngứa ngáy nứt nẻ nếu bị làm trầy xước có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khiến các vi khuẩn hay virus có hại khác xâm nhập gây bội nhiễm khiến bệnh trầm trọng hơn. Da có mùi hôi do vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời tình trạng này cũng có thể để lại sẹo trên da vừa xấu xí vừa tốn nhiều chi phí hơn để điều trị.

Đặc biệt về đêm cơn ngứa thường có xu hướng bùng phát dữ dội hơn do lúc này nhiệt độ trở nên hanh khô khô khiến nấm hoạt động mạnh hơn. Tình trạng này khiến người bệnh mất ngủ, sức khỏe cũng suy giảm nhanh chóng hơn, tinh thần xuống cấp cũng khiến làm việc kém hiệu quả.

Bệnh có thể tái phát nhiều lần và khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy cần sớm điều trị dứt điểm các triệu chứng này để ngăn ngừa các biến chứng không tốt cho da cũng như sức khỏe người bệnh. 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn