Tìm hiểu từ A đến Z về căn bệnh tâm lý Anxiety

07:36 | 18/12/2020;
Anxiety là gì? Với một thuật ngữ tiếng Anh như thế này thì hẳn đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bài viết này được đưa ra để giúp người đọc giải đáp các thắc mắc.

Anxiety là gì? Đây là thuật ngữ chỉ một loại bệnh lý hay một loại thuốc cũng như các câu hỏi liên quan đến Anxiety. Tìm hiểu những thông tin về thuật ngữ Anxiety qua bài viết dưới đây:

1. Anxiety là gì và mô tả về bệnh Anxiety Disorder

Anxiety là gì? Anxiety là một từ tiếng Anh mang nghĩa “sự lo lắng”.

Anxiety thực chất là một thuật ngữ y khoa dùng chỉ chứng bệnh Anxiety Disorder. Anxiety Disorder được viết tắt là Anxiety mang nghĩa chứng rối loạn lo âu. Trong khi đó, lo âu là một từ được sử dụng để mô tả một cảm giác bình thường mà người ta cảm nhận khi bị ai đó đe dọa, khi gặp nguy hiểm hoặc khi bị căng thẳng tinh thần.

Thuật ngữ Anxiety còn được sử dụng khi đương sự cảm thấy bực mình, bồn chồn hoặc căng thẳng tinh thần trong lúc lo âu.

Anxiety là gì 1

Anxiety là hội chứng rối loạn lo âu (Ảnh Internet)

Đặc điểm của bệnh nhân Anxiety là gì? Đó là bệnh nhân có những rối loạn đặc trưng về sự lo lắng một cách thái quá. Thần kinh của bệnh nhân thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng mà không có lý do rõ ràng.

2. Các loại Anxiety là gì?

Có rất nhiều loại Anxiety. Chúng được phân loại dựa trên những đặc điểm về biểu hiện và về nỗi sợ bên trong. Để biết được bản thân có mắc chứng Anxiety hay không và cụ thể là chứng bệnh nào: Bệnh nhân cần đi đến bác sĩ và trải qua những xét nghiệm cụ thể về tâm lý.

- Chứng rối nhiễu lo sợ chia tách với tên tiếng Anh là Seperation Anxiety disorder

- Chứng câm có lựa chọn hay còn gọi là Selective mutism

- Chứng rối nhiễu lo sợ xã hội/ám sợ xã hội với tên gọi Social Anxiety disorder/social phobia

- Chứng rối nhiễu hoảng sợ có cách gọi khác là Panic disorder

- Chứng sợ đám đông với tên khoa học Agoraphobia

- Chứng rối nhiễu lo sợ lan tỏa còn có tên Generalized Anxiety disorder

3. Dấu hiệu cho thấy bệnh nhân mắc phải bệnh Anxiety

Đó là khi tình trạng căng thẳng, âu lo xuất hiện thường xuyên. Tình trạng này kéo dài, thậm chí sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể hơn thì bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như sau:

- Bệnh nhân bị lo lắng thường xuyên không vì một lý do cụ thể nào

Những nỗi sợ hãi, âu lo của bệnh nhân Anxiety thường không rõ ràng và rất mơ hồ. Thậm chí là khi những sự việc khiến người bệnh lo lắng đã kết thúc từ rất lâu. Kèm theo việc lo lắng, sợ hãi, người bệnh cũng sẽ có nhiều dấu hiệu về mặt thể chất. Bao gồm hiện tượng tim đập nhanh, bị ngộp thở, tay và chân run, vã mồ hôi.

- Tình trạng dễ bị kích động ở bệnh nhân

Biểu hiện thường thấy ở người đang bị lo lắng là: Tim đập liên hồi; Tay chân run rẩy; Lòng bàn tay bị đổ mồ hôi; Miệng và lưỡi khô. Đó chính là do thần kinh giao cảm ở não đang bị quá sức. Bộ não cảm thấy rằng cơ thể đang gặp nguy hiểm và có bản năng phản ứng lại.

- Cảm giác bồn chồn không yên thường xuất hiện ở người bị Anxiety là gì?

Bồn chồn được miêu tả như một cảm giác khó chịu, cảm thấy mình bị hối thúc, không thoải mái. Đây được xem là triệu chứng khá phổ biến đối với người mắc bệnh Anxiety. Nếu như bạn thấy mình có dấu hiệu cảm thấy bồn chồn không yên kéo dài trên 6 tháng: Rất có khả năng bạn đã bị mắc phải chứng Anxiety.

Anxiety là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về căn bệnh tâm lý này - Ảnh 3.

Bồn chồn được miêu tả như một cảm giác khó chịu, cảm thấy mình bị hối thúc, không thoải mái - Ảnh Internet

- Cơ thể thường trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ

Sự lo lắng về tinh thần sẽ dễ dẫn đến tình trạng lờ đờ, mệt mỏi của cơ thể. Đồng thời, một số dấu hiệu kèm theo bao gồm: Mất ngủ; Chán ăn; Căng cơ; Đau bụng;...

Tuy nhiên, cơ thể mệt mỏi, lờ đờ cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân bệnh lý khác. Sự mệt mỏi nói riêng không thể được coi là một dấu hiệu chính để chẩn đoán bệnh Anxiety.

- Dấu hiệu khó tập trung ở bệnh nhân Anxiety là gì?

Bệnh nhân mắc phải chứng Anxiety thường gặp nhiều khó khăn khi tập trung vào việc gì đó. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sự lo lắng là nguyên nhân chính làm gián đoạn bộ nhớ. Chính vì sự gián đoạn này, chu trình làm việc của não sẽ diễn ra không được trôi chảy.

Tuy nhiên, việc thiếu tập trung cũng không được coi là dấu hiệu chẩn đoán chính của Anxiety. Vì nó còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác như: Trầm cảm; Hội chứng rối loạn thiếu tập trung;...

- Bệnh nhân có tâm trạng không ổn định và thường xuyên cáu gắt

Việc thường xuyên lo lắng, sợ hãi sẽ gây ra tâm trạng nóng giận, dễ cáu gắt ở bệnh nhân Anxiety. Người mắc phải hội chứng âu lo được ghi nhận dễ cáu gắt gấp hai lần người thường. Chính vì vậy, khi nhận thấy bản thân hay bị cáu gắt thường xuyên dù không có lý do gì: Hãy thử đến bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm về tâm lý.

- Hiện tượng căng cứng các cơ xảy ra khá thường xuyên

Hiện tượng căng cơ có liên quan trực tiếp đến những nỗi lo lắng và những nỗi sợ kéo dài. Chính vì vậy mà một liệu pháp để điều trị Anxiety chính là thư giãn các cơ. Điều này được xem là có tác dụng ngang với liệu pháp nhận thức hành vi.

- Giấc ngủ không sâu hoặc gặp phải tình trạng mất ngủ

Chứng lo âu sẽ dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Người bị mắc phải hội chứng Anxiety sẽ thường xuyên ngủ không ngon hoặc mất ngủ. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mất ngủ kéo dài: Cần đến bác sĩ để được chẩn trị; Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ.

- Tránh né nhiều tình huống xã hội

Chứng lo âu cũng làm cho người bệnh cảm thấy bị mất tự tin. Người bị Anxiety sẽ thường tránh né những tình huống xã hội; Những sự kiện mang tính cộng đồng; Sợ bị người khác sỉ nhục, bị xấu hổ, bị đánh giá và soi xét.

4. Triệu chứng của bệnh Anxiety là gì?

- Các triệu chứng về mặt thể chất

Được biểu hiện thông qua hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của bệnh nhân, bao gồm: Hiện tượng tim đập nhanh dù không vận động mạnh; Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thở gấp; Cảm thấy buồn nôn; Hay đau bụng, hoa mắt, chóng mặt; Miệng, lưỡi khô và các cơ trên người căng cứng; Thường toát mồ hôi lạnh hoặc bị đơ cóng người.

- Các triệu chứng trên phương diện tinh thần

Các triệu chứng này được biểu hiện thông qua suy nghĩ, nhận thức và thái độ của bệnh nhân. Bao gồm thường xuyên có những ý nghĩ tự trách và phê phán bản thân; Luôn cảm thấy sợ hãi và đau đớn; Luôn có ý nghĩ hạ thấp bản thân và cho rằng mình kém cỏi; Hay quên và thường khó tập trung.

Anxiety là gì 2

Người bệnh hay có những biểu hiện lo lắng, bồn chồn (Ảnh Internet)

- Các triệu chứng về hành vi của bệnh nhân

Thường xuyên né tránh vấn đề; Hay khóc lóc, la hét một cách bất bình thường; Hay có hành vi cắn móng tay, run giọng và co rúm người khi cảm thấy sợ hãi; Luôn luôn cảm thấy bồn chồn không yên; Cần phải ở sát bên người thân cận mới cảm thấy yên tâm.

5. Nguyên nhân gây bệnh Anxiety

Mọi người đều thắc mắc bệnh rối loạn lo âu do nguyên nhân nào gây ra. Tìm hiểu một số nguyên nhân chính gây bệnh:

- Bệnh Anxiety liên quan đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Có thể kể đến là serotonin, norepinephrin và dopamin.

- Liên quan tới các yếu tố di truyền và bệnh sử của gia đình.

- Bệnh xảy ra có liên quan đến những căng thẳng trong cuộc sống.

- Ngoài ra một số tình trạng về thể chất cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng Anxiety:

- Bệnh nhân có chứng trào ngược dạ dày thực quản Bệnh tim.

- Bệnh nhân bị suy giáp hoặc cường giáp.

- Phụ nữ khi đến thời kỳ mãn kinh.

6. Biện pháp điều trị Anxiety

- Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm SSRI:

Những loại thuốc chống trầm cảm là liệu pháp tốt trong việc điều trị chứng Anxiety. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải loại thuốc chống trầm cảm nào cũng có thể được áp dụng. Bệnh nhân cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc.

- Sử dụng các loại benzodiazepine trong một thời gian ngắn để điều trị bệnh:

Các loại benzodiazepine cũng cần được sử dụng đúng liều lượng và thời gian. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Không được lạm dụng benzodiazepine và chỉ sử dụng trong thời gian giới hạn.

- Đi đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn tâm lý:

Tư vấn tâm lý là một phương pháp điều trị Anxiety mang lại hiệu quả tốt và không có tác dụng phụ. Trong một vài trường hợp, sử dụng thuốc kết hợp tư vấn tâm lý sẽ giúp bệnh nhanh thuyên giảm.

- Điều trị bằng những liệu pháp nhận thức hành vi:

Các liệu pháp hành vi cũng là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân Anxiety. Kết hợp nhiều phương pháp điều trị sẽ giúp bệnh nhân mau hồi phục hơn. Tuy nhiên, việc điều trị bằng bao nhiêu phương pháp và là phương pháp nào sẽ do bác sĩ chỉ định.

7. Phòng ngừa và kiểm soát bệnh Anxiety bằng cách nào?

Dù Anxiety là một căn bệnh về tâm lý và rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng bệnh:

Anxiety là gì 3

Tập thể dục mỗi ngày là cách để luôn có tinh thần lạc quan (Ảnh Internet)

- Người bệnh nên có thói quen tập thể dục hằng ngày. Việc vận động sẽ là liều thuốc tốt giúp giải tỏa tinh thần.

- Có cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Chất béo và đường cần được hạn chế. Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin B và acid béo omega-3.

- Rượu và các chất kích thích có thể làm bệnh thêm trầm trọng.

- Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày để tinh thần luôn được thoải mái nhất.

Hi họng những thông tin về bệnh Anxiety ở trên đã cung cấp đầy đủ và đem lại hữu ích cho bạn khi muốn tham khảo và điều trị bệnh này.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn