Các virus này có hình thể và cấu trúc rất gần gũi với họ Orthomyxoviridae. Virus gây bệnh quai bị có những tính chất khác biệt, nhất là tính vững bền của các kháng nguyên.
Trong họ virus Paramyxoviridae được chia nhỏ thành 3 giống: Trong đó Pneumovirus là virus hợp bào đường hô hấp, Morbillivirus là virus sởi, còn Paramyxovirus là virus cúm và virus quai bị.
Mumps virus thuộc họ Paramyxoviridae chính là nguyên nhân gây bệnh gây quai bị. Loại virus này rất nguy hiểm, có khả năng lây lan thành dịch nhanh chóng vì nó tồn tại được ở bên ngoài cơ thể trong khoảng 30, thậm chí đến 60 ngày ở mức nhiệt độ dao động từ 15 đến 200 độ C. Nó chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn trong hóa chất diệt khuẩn nhiệt độ > 560 độ C.
Virus quai bị có kích thước nhỏ và hình thể đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những con virus nhìn thẳng như sợi chỉ, biên độ thay đổi lớn từ 85 đến 340nm.
Virus quai bị có 3 loại kháng nguyên: Nucleoprotei là kháng nguyên S. Kháng nguyên ngưng kết Neuraminidaza và hồng cầu, được tạo ra từ vỏ bọc. Đó là kháng nguyên V. Và cuối cùng là kháng nguyên dị ứng.
Theo các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, virus này đã ngưng kết được hồng cầu của chuột lang, và gà... Virus quai bị nhân lên tốt trên phôi gà. Nó hấp thu được hồng cầu trên các tế bào bị xâm nhiễm trong khoang nước ối của phôi gà bị xâm nhiễm.
Virus quai bị phát triển và nhân lên ở đường hô hấp trên, vì thế, cách thức để lây truyền bệnh từ người sang người khác chính là thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus gây nên, virus này dễ lây từ người nọ sang người kia và rất có khả năng bùng dịch vào mùa lạnh, thời tiết lý tưởng để chúng sinh sôi.
Người nhiễm virus này có Khả năng gây bệnh cho người khác. Bệnh nhân quai bị phải kiêng tiếp xúc trực tiếp với người khác từ khi nghi ngờ mắc bệnh đến ngày thứ 5 sau khi khởi phát triệu chứng. Nguy cơ lây lan virus càng tăng cao nếu người thường, lành tính tiếp xúc càng lâu và càng gần với người bị quai bị. Thời gian lây nhiễm cao nhất là từ 2 đến 5 ngày sau khi khởi phát viêm tình trạng viêm tuyến mang tai.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tái phát quai bị sau khi đã khỏi nếu virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể.
Đọc thêm bài viết: Để phòng tránh lây quai bị, bạn cần phải biết điều này.
Tất cả các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán virus gây bệnh quai bị là RT-PCR và nuôi cấy virus. Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm quai bị bằng cách Test huyết thanh IgM.
Ngoài ra, tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân và thời gian thu thập mẫu bệnh phẩm là rất quan trọng để phân tích kết quả xét nghiệm. Mặt khác, kết quả xét nghiệm âm tính không loại trừ khả năng đã nhiễm virus quai bị (trường hợp này còn gọi là âm tính giả).
Tiêm phòng vaccine quai bị không thể miễn nhiễm hoàn toàn với căn bệnh này. Nhiều bệnh nhân quai bị đã từng tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin phòng ngừa những cuối cùng vẫn bị quai bị do bị lây truyền virus khi tiếp xúc với người bệnh.
Tuy nhiên, khi họ vẫn mắc bệnh như vậy, không đồng nghĩa với việc vaccine không hiệu quả. Vì mức độ hiệu quả này được đánh giá khi so sánh tỷ lệ tấn công và gây bệnh của virus ở người người chưa được tiêm so với những người chưa được tiêm vaccine. Và trên thực tế, những người chưa được tiêm phòng vẫn có tỷ lệ mắc bệnh quai bị hơn nhiều lần so với những người đã được tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh cũng nhẹ hơn, ít biến chứng hơn ở những người đã được tiêm chủng
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn