Phát hiện này mở ra một chương mới trong "cuộc chiến" chống ô nhiễm nhựa toàn cầu.
Theo Hans-Peter Grossart, tác giả chính của nghiên cứu, phát hiện này dựa vào nghiên cứu vi nấm ở hồ Stechlin, phía Đông Bắc nước Đức. Chúng có thể tăng trưởng và phát triển mạnh dựa trên các polyme tổng hợp mà không cần bất kỳ nguồn carbon nào, thậm chí có thể tạo thành sinh khối, một dạng vật liệu sinh học. Như vậy, nếu dùng nhựa làm nguồn thức ăn duy nhất, thì siêu vi nấm Stechlin có thể phân hủy nhựa hiệu quả hơn so với các sinh vật khác.
Với khả năng trên cho thấy, nấm Stechlin đã tiến hóa để phản ứng với sự hiện diện quá mức của vật liệu tổng hợp trong môi trường. Nó đặc biệt hiệu quả trong việc phân hủy polyurethane, một loại nhựa phổ biến được sử dụng trong bọt xây dựng, cùng với các sản phẩm khác. Theo nhóm nghiên cứu, mặc dù đây là đột phá đầy hứa hẹn cho vấn đề ô nhiễm nhựa đại dương nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu nữa để khẳng định trước khi ứng dụng vào thực tế.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn