Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella

08:09 | 27/05/2021;
Dưới đây là đáp án các câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella mà rất nhiều người thắc mắc.

Rubella là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây nên và rất dễ lây lan. Đặc trưng của căn bệnh này là sốt nhẹ, phát ban nhẹ và sưng hạch. Mặc dù hầu hết các trường hợp mắc Rubella đều nhẹ, nhưng nếu nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bệnh có thể lây lan từ mẹ sang thai nhi đang phát triển qua đường máu và dẫn đến Rubella bẩm sinh, dị tật hay chết lưu.

Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella:

1. Khi nào thì bị nhiễm Rubella?

Đáp án của câu hỏi thường gặp về bệnh rubella này là hầu hết người mắc bệnh sẽ có biểu hiện phát ban lan tỏa, sốt, nhức đầu, khó chịu, sưng các hạch bạch huyết, các triệu chứng đường hô hấp trên và viêm kết mạc.

Phát ban thường kéo dài trong khoảng 3 ngày, tuy nhiên một số bệnh nhân có thể không bị phát ban. Đau khớp hoặc viêm khớp xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ mắc bệnh Rubella.

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella - Ảnh 1.

Đáp án của câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella này là hầu hết người mắc bệnh sẽ có biểu hiện phát ban lan tỏa, sốt, nhức đầu, khó chịu - Ảnh: momjunction

Đọc thêm:

Phát ban do Rubella và cách xử trí

Cần làm gì khi mắc Rubella bị sốt? Giảm sốt như thế nào?

2. Tại sao phụ nữ có thai và phụ nữ chuẩn bị mang thai phải đặc biệt quan tâm đến bệnh Rubella?

Đây là câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella nhất và đáp án như sau: Nhiễm Rubella có thể gây ra những bất thường cho thai nhi đang phát triển. Hội chứng Rubella bẩm sinh, đặc trưng bởi điếc, đục thủy tinh thể, dị tật tim, chậm phát triển trí tuệ..., có khả năng xảy ra ở trẻ sinh ra từ phụ nữ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa được chủng ngừa nên kiểm tra tình trạng miễn dịch của mình trước khi có kế hoạch mang thai và tiêm vắc xin chứa Rubella nếu cần thiết.

3. Bệnh Rubella có dễ lây lan không?

Rubella là bệnh có thể lây truyền khi tiếp xúc với dịch tiết từ mũi và họng của người nhiễm bệnh qua đường truyền nhỏ giọt hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Rubella là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao và người bệnh có thể truyền bệnh cho người khác từ 1 tuần trước đến 1 tuần sau khi phát ban.

4. Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa Rubella?

Để ngăn ngừa Rubella, mọi người nên tuân thủ những điều sau:

- Chủng ngừa bằng vắc xin chứa Rubella có hiệu quả phòng bệnh. Theo chương trình tiêm chủng, trẻ em được tiêm hai liều vắc xin Rubella;

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa được chủng ngừa nên kiểm tra tình trạng miễn dịch của mình trước khi có kế hoạch mang thai và tiêm vắc xin chứa Rubella nếu cần thiết;

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường tốt;

- Duy trì sự thông thoáng trong nhà;

- Giữ tay sạch sẽ và rửa tay đúng cách;

- Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho. Vứt khăn giấy bẩn vào thùng rác có nắp đậy, sau đó rửa tay thật sạch;

- Làm sạch đồ chơi và đồ đạc đã qua sử dụng đúng cách;

- Tham khảo ý kiến bác sĩ kịp thời nếu phát triển các triệu chứng của bệnh rubella.

5. Tôi nên làm gì nếu bị Rubella?

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella - Ảnh 2.

Đáp án cho câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella này chính là nên ở nhà trong vòng 7 ngày kể từ khi xuất hiện phát ban - Ảnh: thejournal

Đáp án cho câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella này chính là nên ở nhà trong vòng 7 ngày kể từ khi xuất hiện phát ban; nên tránh tiếp xúc với những người thuộc đối tượng mẫn cảm, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai và phụ nữ chuẩn bị có kế hoạch mang thai. Bởi phụ nữ mang thai nếu không có khả năng miễn dịch với Rubella có thể sẽ mắc bệnh và gây ảnh hưởng đến thai nhi.

6. Tôi nên làm gì nếu muốn đi du lịch đến những vùng có dịch bệnh Rubella gần đây?

Chủng ngừa bệnh Rubella là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh. Mọi người nên xem lại lịch sử tiêm chủng và tiền sử bệnh trong quá khứ. Những người đã được tiêm vắc xin có chứa Rubella được ghi lại trong hồ sơ tiêm chủng, tiền sử phòng thí nghiệm xác nhận đã nhiễm Rubella hoặc xét nghiệm máu dương tính với kháng thể Rubella được coi là miễn dịch với căn bệnh này.

Đối với những người chưa tiêm phòng Rubella, chưa rõ tiền sử tiêm phòng hoặc chưa rõ khả năng miễn dịch chống lại bệnh Rubella, đối tượng này nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về việc tiêm vắc xin, và thường được tiêm cùng với vắc xin sởi và quai bị; như vắc xin Sởi, Quai bị và Rubella (MMR).

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella - Ảnh 4.

Vì phải mất khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng để các kháng thể phát triển chống lại bệnh Rubella, những người định đi du lịch chưa có miễn dịch nên lên kế hoạch và tiêm phòng trước (ngoại trừ phụ nữ mang thai và phụ nữ chuẩn bị mang thai).

Tất cả phụ nữ có thai và phụ nữ chuẩn bị mang thai chưa có miễn dịch với bệnh Rubella không nên đến các khu vực có dịch bệnh Rubella. Để biết tin tức về ổ dịch của các khu vực bị ảnh hưởng, vui lòng tham khảo website của Sở Y tế nơi bạn muốn đến.

7. Trẻ em mới chỉ được tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh Rubella có được đến các vùng có dịch bệnh này gần đây không?

Hầu hết (≥95%) mọi người có thể được bảo vệ lâu dài, thậm chí suốt đời sau khi tiêm một liều vắc xin có chứa Rubella. Vì vậy, trẻ em sau khi tiêm một mũi vẫn có thể đến các vùng có phát hiện dịch Rubella gần đây. Tuy nhiên, nên tuân thủ đeo khẩu trang vừa rửa tay đúng cách.

  • Tham khảo thêm

    10 sai lầm khi sử dụng nước rửa tay nhiều người mắc phải

    10 sai lầm khi sử dụng nước rửa tay nhiều người mắc phải

8. Phụ nữ mang thai có nên hạn chế đến các khu vực có dịch bệnh Rubella gần đây không?

Phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn nếu họ không chắc mình có miễn dịch với bệnh Rubella hay không. Vì vắc-xin có chứa Rubella được chống chỉ định cho phụ nữ có thai, tất cả phụ nữ có thai và phụ nữ chuẩn bị mang thai chưa có miễn dịch với bệnh Rubella không nên đến các khu vực có dịch bệnh Rubella gần đây.

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh Rubella - Ảnh 3.

Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn nếu họ không chắc mình có miễn dịch với bệnh Rubella hay không - Ảnh: nfid

9. Những nhóm người nào được chống chỉ định tiêm vắc xin MMR?

Nói chung, những người sau không nên tiêm vắc xin MMR:

- Người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vắc xin MMR trước đó hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin; ví dụ: gelatin hoặc neomycin.

- Những người bị ức chế miễn dịch nghiêm trọng do bệnh hoặc đang điều trị bệnh; ví dụ như người đang điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid liều cao.

Nguồn dịch:

1. https://www.chp.gov.hk/en/features/101073.html

2. https://www.health.ny.gov/diseases/communicable/rubella/fact_sheet.htm


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn