Tourette là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của hội chứng như thế nào?

16:21 | 16/08/2022;
Hội chứng Tourette là một trong những hội chứng rối loạn thần kinh được đặc trưng bởi các chuyển độ Tics. Vậy Tourette là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của hội chứng Tourette.

Hội chứng Tourette xuất hiện từ thời thơ ấu, điển hình từ 5-6 tuổi và có xu hướng nặng hơn trong khoảng 10-12 tuổi. Nam giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nữ giới. Vậy Tourette là gì? hội chứng Tourette có chữa được không?

1. Bệnh Tourette là gì?

Bệnh Tourette hay hội chứng Tourette (còn được gọi là hội chứng Gilles de la Tourette) đây là một bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh, làm cho bệnh nhân có biểu hiện co giật.

Co giật là biểu hiện có thể xảy ra một phần hoặc toàn bộ cơ thể, xuất hiện các cử động nhanh lặp đi lặp lại, bất thường, không kiểm soát được. Triệu chứng co giật này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như: mặt, bàn tay, bàn chân, chân, mắt …hoặc người bệnh có thể có triệu chứng phát ra âm thanh bất thường (gọi là âm thanh co giật). Ở một số người hiện tượng co giật có thể xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân người bệnh và những người xung quanh.

Tourette là gì? Hội chứng Tourette có chữa được không? - Ảnh 2.

Hội chứng Tourette là một bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh, làm cho bệnh nhân có biểu hiện co giật. (Ảnh: Internet)

2. Hội chứng Tourette gặp ở đối tượng nào?

Hội chứng Tourette thường gặp ở các đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên và cả người trưởng thành. Bệnh thường xuất hiện từ rất sớm khoảng 5-6 tuổi và có xu hướng nặng hơn khi tới tuổi 11-12 tuổi.

Tuy nhiên, ở nhiều trẻ em, tình trạng co giật có thể thuyên giảm đi khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Hơn nữa, hội chứng Tourette không gây suy giảm về trí thông minh hay suy giảm về tuổi thọ của người bệnh.

Ngoài ra, các yếu tố làm tăng khả năng gây nguy cơ mắc hội chứng Tourette bao gồm:

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh hoặc các rối loạn co giật khác

- Nam thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ

3. Triệu chứng của hội chứng Tourette

Triệu chứng của hội chứng Tourette thường khó nhận biết bởi khi mới xuất hiện thường nhẹ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện khá nghiêm trọng. Dưới đây là một số triệu chứng của hội chứng Tourette như sau:

- Xuất hiện triệu chứng co giật

- Thiếu tập trung, hiếu động

- Bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác

- Nháy mắt, chửi rủa, lắc lư đầu, thường la hét, càu nhàu

Tourette là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của hội chứng như thế nào? - Ảnh 3.

Triệu chứng của hội chứng Tourette thường khó nhận biết bởi khi mới xuất hiện thường nhẹ (Ảnh: Internet)

- Có biểu hiện căng thẳng, lo lắng quá mức, hoặc quá nhút nhát

- Khó kiểm soát hành vi, khó khăn khi học tập

- Khó ngủ mất ngủ thường xuyên, nói chuyện trong khi ngủ

- Thay đổi tâm trạng bất thường, từ chán nản vui mừng và ngược lại

- Hoặc có một số hành động bất thường khác nhau nhún vai, liếm môi, khạc nhổ bừa bãi…

- Ám ảnh cưỡng chế: nhất định thực hiện một việc cho tới khi hoàn hảo, hài lòng

4. Nguyên nhân gây hội chứng Tourette là gì?

Hiện này, nguyên nhân gây hội chứng Tourette vẫn chưa có kết quả nghiên cứu và xác nhận rõ ràng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia thì hội chứng Tourette là một trong những hội chứng phức tạp, có thể được hình thành do sự phối hợp của các yếu tố liên quan tới di truyền và môi trường. Giả thiết về nguyên nhân bệnh Tourette bao gồm:

Do yếu tố di truyền: Hội chứng Tourette được cho là có chứa liên kết về gen và có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh Tourette thì khả năng di truyền hội chứng Tourette cao hơn.

Xảy ra ở trẻ sinh non nhiều hơn: Một giả thiết khác cho rằng, hội chứng Tourette được mắc từ khi còn thơ ấu. Việc nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm A có liên quan tới các triệu chứng của bệnh Tourette. Có thể do vi khuẩn tác động làm hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể tương tác với các mô não, làm thay đổi trong não.

Bất thường trong não: Do một số vấn đề liên quan tới việc bất thường các chất trong não bộ. Trong não có một số chất đóng vai trò là các chất dẫn truyền xung thần thành kinh như dopamine và serotonin đây có thể là nguyên nhân gây hội chứng Tourette

5. Hội chứng Tourette có chữa được không?

Hội chứng Tourette thường xảy ra ở thể nhẹ và không gây ảnh hưởng nhiều tới chức năng sống, trí thông minh cũng như tuổi thọ của người bệnh. Vì vậy phần lớn sẽ không dùng thuốc điều trị kiềm chế hành động.

Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc có thể dùng điều trị trong trường hợp triệu chứng quá nặng như tự làm đau chính bản thân mình. Thế nhưng sự thật thì không có loại thuốc nào có thể loại trừ hoàn toàn được các biểu hiện của hội chứng Tourette, đồng thời thuốc cũng có thể tiềm ẩn khả năng gây ra các tác dụng phụ.

Vì vậy hội chứng Tourette có thể dựa vào việc chẩn đoán mức độ để đưa ra phác đồ điều trị. Nên thăm khám bác sĩ để có được lời khuyên chi tiết nhất liên quan tới việc điều trị hội chứng Tourette,

6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị hội chứng Tourette

6.1. Phương pháp chẩn đoán hội chứng Tourette

Hiện tại vẫn chưa có xét nghiệm nào cho hội chứng Tourette. Vì vậy việc chẩn đoán hội chứng Tourette vẫn hoàn toàn dựa vào việc thăm khám lâm sàng: biểu hiện, triệu chứng cũng như tiền sử gia đình và người thân để chẩn đoán và đồng thời người bệnh cần thực hiện một số phương pháp kiểm tra khác như:

- Chỉ định chụp điện não đồ, để tiến hành đo sóng não

- Chỉ định chụp cộng hưởng từ phần đầu

Chẩn đoán dựa vào biểu hiện của hội chứng Tourette sẽ được cụ thể qua cử động "Tics" (Tics là các cử động nhanh, đột ngột,  không lặp lại bao gồm cả âm thanh và giọng nói) .

- Người bệnh có biểu hiện từ 2 hoặc hơn 2 cử động Tics về vận động (như: chớp mắt hoặc nhún vai) và ít nhất một cử động âm thanh (hắng giọng, hú, ậm ừ hay la hét). Hai cử động Tics này không cần yêu cầu lúc nào cũng phải xảy ra cùng lúc với nhau.

- Người bệnh đã xuất hiện các cử động Tics trong thời gian ít nhất 1 năm trở lên. Thời gian xảy ra các cử động Tics này nhiều lần trên ngày

- Xuất hiện biểu hiện Tics này trước năm 18 tuổi

- Các biểu hiện, triệu chứng về cử động Tics hoàn toàn không có sự tác động do dùng thuốc hoặc chất kích thích, gây nghiện nào khác. Đồng thời không phải do các bệnh lý khác gây lên như động kinh, viêm não sau khi nhiễm virút).

6.2. Phương pháp điều trị hội chứng Tourette

Những thông tin liên quan tới việc điều trị hội chứng Tourette chỉ là nội dung tham khảo. Mọi vấn đề không thể thay thế cho lời khuyên của nhân viên y tế. Vì vậy hãy tới thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán xác nhận mức độ và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp. 

- Can thiệp giáo dục

Đối với hội chứng Tourette ở thể nhẹ, với mức ảnh hưởng không cao, nhiều bệnh nhân chỉ cần thăm khám, đánh giá mức độ của bệnh tiến hành các phương pháp tâm lý giáo dục khác nhau, có sự hỗ trợ của trường học.

Việc người bệnh nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía trường hợp tạo điều kiện thuận lợi, giúp người bệnh kiểm soát được hành vi, hạn chế việc khởi phát Tics và chấp nhận hành vi Tics của người bệnh.

Tourette là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, hội chứng Tourette có chữa được không? - Ảnh 3.

Điều trị hội chứng Tourette ở trẻ nhỏ bằng can thiệp giáo dục (Ảnh: Internet)

- Chế độ ăn và lối sống

Không có một chế độ nào được gọi là chế độ ăn đặc biết cho người bệnh giúp người bệnh đạt được hiệu quả. Mà chỉ có thể thực hiện chế độ ăn cân đối, lành mạnh, nâng cao sức khỏe, có thể góp phần vào việc giúp bệnh nhân thoải mái, giảm căng thẳng, stress.

Với các chất kích thích như caffeine có trong chè, cà phê, một số loại thuốc …cần được hạn chế tối đa. 

Ngoài ra có thể rèn luyện tập thể dục hằng ngày sẽ giúp người bệnh đối phó với cảm giác stress, tăng cảm giác chủ động, nhanh nhẹn hoạt bát hơn, tạo nên sự thoải mái.

- Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi cũng được ghi nhận có tác dụng đáp ứng và duy trì mang tính chất dự phòng điều trị các rối loạn ám ảnh, cưỡng bức. Vì vậy có thể sử dụng phương pháp trị liệu hành vi trong điều trị hội chứng Tourette có phối hợp với rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

- Điều trị dùng thuốc

Trong trường hợp mức độ của hội chứng Tourette được nâng cao, có khả năng gây ảnh hưởng tới bản thân người bệnh cũng như những người xung quanh. Thì có thể áp dụng phương pháp điều trị dùng thuốc.

Sử dụng thuốc an thần: Dùng thuốc an thần để kiểm soát các cơn co giật của người bệnh ở mức độ nặng. Liệu lượng sử dụng từ từ, với lượng nhỏ so đó mới được tăng dần dần dựa vào đánh giá tác dụng phụ của thuốc như có gây mất ngủ, tăng cân, căng thẳng, thay đổi hành vi…

Sử dụng thuốc giãn cơ: Dùng trong trường hợp kiểm soát các cử động tics về thể chất, điều trị sự co cứng cơ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này cần theo dõi tác dụng phụ như: buồn ngủ, chóng mặt…

Sử dụng thuốc hạ huyết áp: Dùng để giúp bệnh nhân hội chứng Tourette kiểm soát cao huyết áp hay tăng huyết áp. Sử dụng thuốc cần được cân bằng điều chỉnh nồng độ chất dẫn truyền thần kinh. Các loại thuốc này cũng có một số tác dụng phụ như khô miệng, đau đầu, khó tiêu, choáng váng…

7. Hội chứng Tourette có cần phải điều trị không?

Nếu trường hợp trẻ bị mắc hội chứng Tourette với Tics vận động đơn giản nhất thời không cần phải điều trị. Những rối loạn này có thể được thuyên giảm hoặc hết đi khi trẻ tới tuổi trưởng thành. Hội chứng Tourette không gây ảnh hưởng tới vấn đề về chức năng sống của cơ thể, vì vậy một số trẻ mắc hội chứng Tourette ở mức độ nhẹ không cần phải dùng thuốc điều trị.

Trong trường hợp mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng từ mức trung bình trở lên nặng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, các mối quan hệ, ảnh hưởng tới người xung quanh (bạn bè, cô giáo, người thân …) có thể năng hơn khi người bệnh có hành động tự làm hại bản thân mình.

Tourette là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của hội chứng như thế nào? - Ảnh 5.

Tuỳ vào tình trạng bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau (Ảnh: Internet)

Trong những trường hợp bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng nhiều cho cả người bệnh và tất cả những người xung quanh có thể quyết định điều trị sử dụng các phương pháp khác nhau, không nhất thiết cần phải sử dụng thuốc cho người bệnh (vì các loại thuốc chắc chắn tiềm ẩn nguy cơ có tác dụng phụ).

Hơn nữa, triệu chứng này thường tăng lên, hoặc giảm đi vì vậy tốt nhất vẫn nên bắt đầu điều trị bằng liệu pháp tâm lý giáo dục trước khi quyết định sử dụng thuốc cho người bệnh.

8. Các biến chứng của hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette không ảnh hưởng tới trí tuệ và tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu người bệnh mắc phải các triệu chứng như: rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), một dạng rối loạn tự kỷ (ASD) hay có thể rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) điều này có thể gây ảnh hưởng khó khăn tới việc học tập của người bệnh.

Khi trẻ là đối tượng gặp phải các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế hay rối loạn tự kỷ dễ bị bắt nạt, nhút nhát, không muốn tiếp xúc với người xung quanh, từ đó khiến trẻ trở nên sợ hãi.

Vì vậy, những đứa trẻ bị mắc hội chứng Tourette cần nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, người thân cho tới bạn bè, cô giáo và nhà trường. Để trẻ có thể hạn chế các tics vận động xảy ra.

Tourette là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, hội chứng Tourette có chữa được không? - Ảnh 4.

Các biến chứng của hội chứng Tourette (Ảnh: Internet)

9. Khi nào cần đưa bệnh nhân tới gặp bác sĩ?

Hội chứng Tourette có thể được chẩn đoán điều trị hoặc không cần điều trị. Tuy nhiên, hãy đưa bệnh nhân tới gặp bác sĩ để được thăm khám trong trường hợp bệnh nhân gặp phải sau đây:

- Bệnh nhân điều trị bằng thuốc và gặp phải tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc

- Cảm nhận sức khỏe của bệnh nhân xấu hơn

- Hãy gọi bác sĩ để được tư vấn ứng phó với diễn biến ban đầu, đảm bảo an toàn

- Bệnh nhân có xuất hiện tình trạng sốt

- Có hiện tượng co cứng cơ hoặc thay đổi hành vi sau khi sử dụng thuốc.

Như vậy có thể thấy rằng hội chứng Tourette không gây ảnh hưởng tới trí thông minh, chức năng sống và tuổi thọ của người bệnh. Đa phần các rối loạn này sẽ có thể biến mất trong trường hợp bệnh nhân bước vào tuổi trưởng thành và không có bệnh nền khác đi kèm. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng Tourette cũng khá thiệt thòi, nhất là trẻ em, vì vậy nên có môi trường giáo dục có thể hỗ trợ tốt nhất, nhận được hỗ trợ của bạn bè, người thân cùng các thầy cô giáo.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn