Về các khoản thỏa thuận như tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tiền vệ sinh, tiền tổ chức phục vụ ăn sáng, thiết bị vật dụng phục vụ dạy bán trú… Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các đơn vị ngay từ đầu năm học phải thỏa thuận, thống nhất chủ trương các khoản thu với phụ huynh để họ có cơ sở lựa chọn và quyết định các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.
Các đơn vị chủ động xây dựng dự toán thu đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, công khai kế hoạch thu - chi của từng khoản đến phụ huynh trước khi thu; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định, phần còn lại bù đắp các chi phí; khi thu phải có hóa đơn, giãn thời gian thực hiện các khoản thu, không được thu gộp các khoản trong cùng một thời điểm… Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TPHCM cũng đề nghị các đơn vị đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
Các trường tiên tiến và các đơn vị tự chủ sẽ có mức thu như sau (chưa bao gồm khoản thu hộ - chi hộ, Anh văn tích hợp, tổ chức các lớp bán trú):
- Trường THPT Lê Quý Đôn: 1.500.000 đồng/học sinh/tháng.
- Trường THPT Nguyễn Hiền: 1.400.000 đồng/học sinh/tháng.
- Trường THPT Nguyễn Du: 1.500.000 đồng/học sinh/tháng.
Riêng Trường mầm non Nam Sài Gòn và THPT Nam Sài Gòn, mức thu như sau: nhà trẻ (400.000 đồng/học sinh/tháng); mẫu giáo (400.000 đồng/học sinh/tháng); tiểu học (400.000 đồng/học sinh/tháng); THCS (600.000 đồng/học sinh/tháng); THPT (600.000 đồng/học sinh/tháng).
Về khung học phí cụ thể như sau:
Trong đó, nhóm 1 là học sinh tại các trường từ quận 1 đến 12 và quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân.
Nhóm 2 là học sinh các trường huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ.
Đối với các trường thực hiện theo mô hình tiên tiến, áp dụng mức thu 1.620.000 đồng/học sinh/tháng bao gồm học phí chính quy 120.000 đồng/học sinh tháng.