Trầm cảm ở người cao tuổi: Khủng hoảng khi sức khỏe tinh thần và thể lực đều sa sút

08:28 | 19/11/2021;
Trầm cảm ở người cao tuổi không phải là một phần của sự lão hóa. Trầm cảm ở người già thường bị nhẫm lẫn với nhiều bệnh lý hay tác dụng phụ của các loại thuốc đang điều trị.

Ảnh hưởng của trầm cảm ở người cao tuổi khác với trầm cảm ở người trẻ tuổi. Ở người già, trầm cảm thường đi cùng với bệnh lý và những tổn thương nội khoa khác; đồng thời cũng kéo dài hơn.

Trầm cảm ở người già làm giảm khả năng phục hồi chức năng và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người già bị trầm cảm và mắc bệnh nền cùng lúc thường có nguy cơ tử vong cao hơn, nhất là đối với bệnh tim mạch.

1. Nhận biết người cao tuổi bị trầm cảm

Không có các triệu chứng rõ ràng của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi. Tuy nhiên có một số đặc trưng sau mà người chăm sóc có thể quan sát:

- Mệt mỏi

- Khó ngủ

- Cáu kỉnh, khó chịu

- Bối rối

- Cố gắng gây chú ý

- Không còn hứng thú với các hoạt động đã từng thích trước đây

Trầm cảm ở người cao tuổi: Khủng hoảng khi sức khỏe tinh thần và thể lực đều sa sút - Ảnh 2.

Không có các triệu chứng rõ ràng của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi (Ảnh: Internet)

- Di chuyển chậm hơn

- Thay đổi cảm giác thèm ăn, cân nặng

- Tuyệt vọng, cảm thấy bản thân vô dụng hoặc tội lỗi

- Không thể hiện các cơn đau, cố gắng chịu đựng

- Suy nghĩ tự tử.

Bằng cách sử dụng một loạt những câu hỏi sàng lọc tiêu chuẩn, bác sĩ có thể kiểm tra và chẩn đoán mức độ trầm cảm ở người lớn tuổi tốt hơn.

Mất ngủ liên quan tới trầm cảm ở người cao tuổi như thế nào?

Mất ngủ thường là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mất ngủ có thể dẫn tới việc xuất hiện trầm cảm hay trầm cảm tái phát, đặc biệt là ở người già.

Để điều trị chứng mất ngủ, các chuyên gia thường ưu tiện sử dụng hormone melatonin hoặc liều thấp của thuốc chống trầm cảm nhằm hỗ trợ giấv ngủ. Tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai.

Trầm cảm ở người cao tuổi: Khủng hoảng khi sức khỏe tinh thần và thể lực đều sa sút - Ảnh 3.

Mất ngủ thường là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm (Ảnh: Internet)

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người lớn tuổi là gì?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi, chẳng hạn:

- Người cao tuổi sống cô đơn, thiếu tiếp xúc xã hội, không được hỗ trợ về mặt kinh tế và tinh thần

- Có các tình trạng sức khỏe như đột quỵ, tăng huyết áp, rung nhĩ, tiểu đường, ung thư, sa sút trí thuệ, bị các bệnh đau mãn tính

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chúng ta biết rằng khoảng 80% người lớn tuổi có ít nhất một tình trạng sức khỏe mãn tính và 50% mắc hai bệnh trở lên. Trầm cảm phổ biến hơn ở những người mắc các bệnh khác (chẳng hạn như bệnh tim hoặc ung thư) hoặc những người bị hạn chế chức năng. 

- Đang sử dụng một số loại thuốc

- Có những khuyết tật về cơ thể do sức khỏe như phải cắt chi, phẫu thuật ung thư, bị đau tim

- Phụ thuộc chăm sóc vào người khác, chẳng hạn như biệt liệt một phần hoặc toàn phần

- Có tiền sử gia đình từng mắc chứng trầm cảm nặng

- Đã từng nỗ lực tự tử trong quá khứ

- Lạm dụng các chất giảm đau gây nghiện

- Từng có tiền sử trầm cảm trước đó

- Mức độ thấp của các hóa chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não (chẳng hạn như serotonin và norepinephrine)

- Bị mất người thân gần đây,...

Hình ảnh chụp CT não của những người phát triển chứng trầm cảm lần đầu tiên khi về già thường cho thấy các điểm trong não có thể không nhận đủ lưu lượng máu, được cho là do huyết áp cao trong nhiều năm. Những thay đổi mặt hóa học trong các tế bào não này có thể làm tăng khả năng bị trầm cảm.

3. Chẩn đoán trầm cảm ở người già như thế nào?

Để chẩn đoán trầm cảm ở người già có thể gặp nhiều hạn chế, do người liên hệ đầu tiên là bác sĩ đang điều trị bệnh cho họ.

Trầm cảm ở người cao tuổi: Khủng hoảng khi sức khỏe tinh thần và thể lực đều sa sút - Ảnh 4.

Một chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ đánh giá các triệu chứng, tâm trạng, hành vi thường ngày và tiền sử sức khỏe gia đình người lớn tuổi bằng nhiều câu hỏi khác nhau (Ảnh: Internet)

Một chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ đánh giá các triệu chứng, tâm trạng, hành vi thường ngày và tiền sử sức khỏe gia đình người lớn tuổi bằng nhiều câu hỏi khác nhau, chẳng hạn:

 - Cảm giác chán nản đã xuất hiện bao lâu?

- Đã từng bị trầm cảm trong quá khức không?

- Các loại thuốc đang điều trị

Điều kiện cần để chẩn đoán trầm cảm là có các triệu chứng xuất hiện khoảng 2 tuần trước khi gặp bác sĩ. Ngoài các kiểm tra lâm sàng thì bác sĩ cũng có thể sử dụng thang đo trầm cảm ở người cao tuổi - tuy nhiên thang đo này không nên được sử dụng để thay thế cho chẩn đoán chính thức từ bác sĩ.

4. Cần làm gì khi bị trầm cảm?

- Yêu cầu giúp đỡ

Khi phát hiện người thân hoặc bản thân đang có dấu hiệu trầm cảm, điều đầu tiên, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Bản thân người bị trầm cảm cần được kéo thoát ra khỏi sự chán nản

- Duy trì vận động

Có thể sẽ khó khăn khi phải duy trì thường xuyên các hoạt động thể chất khi đang cảm thấy chán nản, nhưng điều này rất quan trọng.

Việc hoạt động thể lực sẽ giúp cải thiện tâm trạng tốt hơn, giải phóng năng lượng tiêu cực.

- Giữ kết nối

Hãy cố gắng giữ liên lạc với bạn bè, các thành viên trong gia đình hoặc duy trì một sở thích nhất định để ổn định tâm trạng.

Trầm cảm ở người cao tuổi: Khủng hoảng khi sức khỏe tinh thần và thể lực đều sa sút - Ảnh 5.

Hãy cố gắng giữ liên lạc với bạn bè, các thành viên trong gia đình (Ảnh: Internet)

- Có chế độ ăn uống hợp lý

Nếu chán ăn, bạn rất dễ sụt cân và thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng. Cơ thể lớn tuổi không thể điều chỉnh tốt như cơ thể của người trẻ, vì thế mà điều này thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người cao tuổi

- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá

- Không nên hoảng sợ khi gặp rối loạn giấc ngủ

- Học cách đối xử tốt với bản thân

- Không nên nghĩ rằng trầm cảm gây ra lú lẫn.

Tóm lại, trầm cảm ở người cao tuổi là một tình trạng bệnh thực sự và có thể được điều trị. Nên nhớ, trầm cảm ở người già không phải là một phần của lão hóa tự nhiên.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn