Aliya Shagieva, 20 tuổi là con gái út của Tổng thống Almazbek Atambayev, 60 tuổi, người đã lãnh đạo Kyrgyzstan kể từ tháng 12/2011.
Hồi tháng 9 năm ngoái, Shagieva người kết hôn với Konstantin và tháng 3 vừa qua, họ đã đón chào cậu con trai đầu lòng tên Tagir.
Vợ chồng con gái út của tổng thống Kyrgyzstan, Aliya Shagieva và Konstantin. |
Như một lời thông báo đến tất cả mọi người về sự ra đời của quý tử, Shagieva đã đăng tải hình ảnh cho con bú lên trang Instagram của mình.
Bức ảnh cho con bú gây tranh cãi của Shagieva. |
Bức ảnh ngay lập tức thu hút sự chú ý cùng những bình luận đa phần là tiêu cực của đông đảo người dân Kyrgyzstan – nơi có tới 75% dân số theo đạo Hồi.
Một người dùng tên ‘these_are_all_handmade’ bày tỏ bức xúc khi cho rằng cô đã che chắn thân thể của mình không đủ kỹ trong bức hình: “Hãy cứ quên bộ ngực của cô ấy đi vì nó là để cho con cô ấy bú. Điều tôi thực sự không thích ở bức ảnh này là cô ấy chỉ mặc độc một chiếc quần lót”.
Một người dùng khác có tên a.raimbekoff thì đưa ra lời chỉ trích gay gắt hơn: “Tôi cảm thấy rất tiếc cho chồng và cha của cô ta. Thật là xấu hổ vì những điều này. Nếu chồng và cha cô ta ủng hộ cô ta làm việc này thì nó có nghĩa là họ là những tên đạo đức giả”.
Shagieva đã mạnh mẽ phản bác lại những lời chỉ trích nặng nề nhằm về phía mình và cho đó là những sai lầm nghiêm trọng. |
Phản bác lại, Shagieva không ngần ngại gọi những lời chỉ trích mình là sai lầm: “Tôi muốn chia sẻ suy nghĩ của tôi về hai sai lầm lớn của những người chỉ trích. Sai lầm thứ nhất là các bạn đã tình dục hóa bộ ngực của người phụ nữ. Sai lầm thứ hai là các bạn đang phân biệt đối xử với phụ nữ. Bấy lâu nay, mọi người đã quên đi mục đích thực sự của bầu ngực và biến nó thành một vật thể chỉ để làm hài lòng đôi mắt của cánh đàn ông. Xã hội đã khiến bộ ngực trở thành công cụ của tình dục, chỉ dùng để quyến rũ người khác và sau đó đánh giá những người phụ nữ phẫu thuật thẩm mỹ vòng 1…”.
Shagieva chia sẻ rằng cô cảm thấy thoải mái khi được thoát ra khỏi những khuân mẫu, chuẩn mực trước đây, vì theo cô, những người phụ nữ dụt dè sẽ không thể nào tạo nên sự bình đẳng.
Một báo cáo của Tổ chức phi chính phủ về phụ nữ của Kyrgyzstan cho biết ảnh hưởng của hệ tư tưởng tôn giáo là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ tại Kyrgyzstan. Tình hình này càng tồi tệ hơn ở các vùng nông thôn.
Theo như một nghiên cứu về giới được công bố năm 2015, tình trạng phân biệt đối xử đã tăng dần kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.