Cà phê: Tốt nhất bạn không nên uống cà phê khi thấy không khỏe hoặc đau bụng vì cà phê có tính lợi tiểu và sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước. Không đủ nước khiến cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc chống chọi với virus và các vi sinh vật khác. Caffeine cũng khiến tình trạng tiêu chảy và nôn mửa trầm trọng hơn. Nước cam: Bạn không nên uống nước cam khi ốm vì nó có chứa nhiều đường, có thể khiến bạch cầu giảm khả năng chống chọi với mầm bệnh. Tránh uống nước cam khi bạn bị ho, đau họng hoặc cảm lạnh vì nước cam có thể gây tổn thương họng. Bánh kẹo: Đường tinh luyện có thể làm giảm khả năng kháng khuẩn của bạch cầu. Một vài giờ sau khi ăn bánh, kẹo hoặc đồ ngọt khác, hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu đi, giảm khả năng chống chọi với mầm bệnh khiến bạn ốm. Sữa: Nếu bạn bị nghẹt mũi hoặc sổ mũi, hãy tránh uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa vì chúng khiến cơ thể tiết nhiều dịch nhầy và đờm dãi hơn. Những món ăn vặt cứng và giòn: Tránh ăn những món ăn vặt như khoai tây chiên hay bánh mì giòn vì cấu trúc thô ráp của chúng có thể gây tổn thương họng bạn khi đang sưng đau, khiến bạn lâu khỏi ốm hơn. Đồ ăn đóng hộp: Nhiều người sống một mình thường chọn đồ ăn đóng hộp khi quá mệt mỏi và không thể nấu nướng lúc ốm. Tuy nhiên, chúng thường chứa một lượng muối lớn, khiến tình trạng viêm của cơ thể nặng hơn. Đồ uống có cồn: Cồn sẽ khiến bạn mất nước và có thể ảnh hưởng tới các loại thuốc mà bạn sử dụng, gây tổn hại dạ dày và gan. Nước ngọt: Lượng đường cao trong các loại nước ngọt sẽ khiến cơn đau bụng hay tình trạng tiêu chảy của bạn nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên uống nước lọc, nước điện giải hoặc các loại súp vị nhạt để bổ sung nước cho cơ thể.