Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới

08:26 | 04/09/2020;
Chỉ còn một ngày nữa thôi là đến dịp toàn dân đưa trẻ đến trường, để cho ngày này thêm ý nghĩa, cô giáo và các học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đang diễn tập những tiết mục múa “cây nhà lá vườn”: “Alibaba”; “Ngày đầu tiên đi học”; “Chiều lên bản thượng”.
Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 1.

Từ phía ngoài sân, đã nghe thấy tiếng nhạc rộn ràng phát ra nơi một căn phòng ở tầng 2 của khu nhà chính: “Ngày đầu tiên đi học/ Mẹ dắt tay đến trường/ Em vừa đi vừa khóc/ Mẹ dỗ dành bên em”...

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 2.

Cô Phạm Thị Ngọc Yến (53 tuổi), giáo viên của trường đang hướng dẫn các em học sinh múa, việc này đã diễn ra gần một tháng nay.

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 3.

Theo quan sát, đội ngũ văn nghệ nghiệp dư này có khoảng chục trẻ, trong đó trẻ nữ chiếm già nửa, độ tuổi dao động từ 5 - 14 tuổi.

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 4.

Khác với những trẻ bình thường, chỉ học 3-4 ngày là nhớ và thuộc bài hát, thì trẻ ở đây lại rất hay quên nên việc tập luyện thường phải diễn ra trong nhiều ngày.

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 5.

Bởi vậy, để việc dạy có hiệu quả, giáo viên sẽ chia bài hát ra thành nhiều đoạn, mỗi đoạn sẽ có nhịp riêng, trẻ sẽ đếm nhịp để múa sao cho khớp.

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 6.

Cùng chung tay với cô Yến, những ngày qua, hai cựu học sinh của trường (Hiên, Mai) – hiện đang học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (quận Cầu Giấy) đã trở về trường cũ để cùng cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn cho các em nhỏ tuổi hơn tập múa.

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 7.

Cô Yến cho biết, hai em học sinh trên theo học tại trường từ năm 3 tuổi cho đến năm 13 tuổi, các em vừa ra trường năm ngoái.

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 8.

Hai em trước đó đều là trẻ khuyết tật câm điếc, khi mới vào đây các em đều không nói được. Tuy nhiên, sau khi được giáo dục ở trường các em đều có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu và đọc khẩu hình miệng. Hiện nay, các em đều có thể tự đi xe buýt đến trường học.

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 9.

“Trẻ theo học ở đây 100% là trẻ khuyết tật, trong đó có 80% là trẻ câm điếc, 20% còn lại là những trẻ đa khuyết tật như vừa câm điếc vừa tự kỷ, vừa câm điếc vừa chậm phát triển trí tuệ (đao). Năm học 2019-2020, số học sinh của trường có 86 em, độ tuổi dao động từ 3 tuổi đến 38 tuổi. Hiện nay, mới có 13 em nhập học, trường nhận học sinh quanh năm”, bà Mạc Chung Thủy, Phó Hiệu trưởng thông tin.

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 10.

Lễ khai giảng của trường năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 7/9, muộn hai ngày so với lễ khai giảng chung của thành phố. “Việc khai giảng muộn là phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường (trường dạy trẻ câm điếc), đồng thời tạo điều kiện cho các phụ huynh có thể đến dự cùng các con, giúp các con có thể hiểu thêm về ý nghĩa của ngày khai giảng năm học mới”, bà Thủy cho hay.

Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh 11.

Trước đó, thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội về việc phòng chống dịch Covid-19 đầu năm học 2020-2021, Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội đã phối hợp với cơ sở y tế trên địa bàn tiến hành vệ sinh, phun khử trùng lớp học, các phòng, khu nội trú và khuôn viên.

 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn