Năm cháu vào lớp 1, lòng tôi luôn dạt dào niềm vui. Cứ vài ba ngày, đi học về chưa kịp tháo giày, cháu vội lấy vở ra khoe điểm.
- Hôm nay, cháu được điểm 10. Làm toán đúng, biết giữ vở sạch, cô khen trước lớp đó nội.
Hanh phúc quá, tôi ôm cháu vào lòng, thơm lên mái tóc của cháu và tiếp tục động viên:
- Khi nào cháu ông đạt được 5 điểm 10, ông sẽ thưởng cho cháu nhé! Đồng ý không nào?
Cháu vui sướng vừa gật đầu vừa dạ liên tục.
Cháu vui sướng vừa gật đầu vừa dạ liên tục.
Tôi không ngờ, lời động viên nhỏ ấy có tác dụng đối với trẻ con lớn như vậy. Ảnh minh họa: Internet
Thế là sau đó, có khi cả tuần, khi đến hơn nửa tháng, cháu đếm điểm 10 và cộng dồn đủ theo yêu cầu lại khoe. Mừng, giữ đúng lời hứa, tôi chở cháu đi ăn kem.
Ăn xong, cháu thường nói: “Con cảm ơn ông nội!”.
Ăn xong, cháu thường nói: “Con cảm ơn ông nội!”.
Năm học mới bắt đầu, giáo viên không dùng điểm số đánh giá học sinh, chỉ ghi lời nhận xét. Đọc lời nhận xét, biết mình được khen nhưng không biết mình xứng bao nhiêu điểm, về nhà cháu ít khoe việc học. Tôi hỏi, cháu nói: “Cô không cho điểm, con không biết bao giờ mới được nội dẫn đi ăn kem”.
Để động viên cháu, tôi viết chữ to ra tờ giấy, dán ngay vào góc học tập: “Khi nào thấy mình xứng đáng được thưởng, hãy thưa với nội”.
Vài hôm sau tôi hỏi: “Cháu xứng đáng được thưởng chưa?”, cháu giơ 5 ngón tay nhẩm tính “Con mới được cô giáo khen 3 lần, mẹ khen 1 lần vì trông em cẩn thận. Vậy là còn 1 lần nữa, con sẽ thưa với nội”.
Tôi không ngờ, lời động viên nhỏ ấy có tác dụng đối với trẻ con lớn như vậy. Trẻ thích người lớn động viên đúng lúc, giữ đúng lời hứa và biết tự đánh giá bản thân về khả năng, kết quả công việc của mình. Tôi sẽ dẫn cháu đi chọn một đồ dùng nào mà cháu thích.