Vấn đề trẻ phát ban sau sốt là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên cần phân biệt chính xác.
Các ba mẹ cần biết sốt không phải là bệnh. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, sốt là dấu hiệu tốt cho thấy hệ thống miễn dịch đang phản ứng lại các yếu tố gây nhiễm trùng. Về bản chất, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ để chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Mức độ sốt không phải lúc nào cũng tương đồng với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các cơn sốt sẽ thường tự hết trong vòng vài ngày. Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để có phương pháp điều trị phù hợp (1) (2).
Trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé từ 1-> 3 tuổi, là những bé đang ở độ tuổi tập bò hoặc tập đi thường bị sốt do nhiều lý do như:
- Trẻ bị cảm do hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ.
- Trẻ tiếp xúc và nhiễm virus, vi khuẩn từ những trẻ khác trong lớp, đặc biệt là ở nhà trẻ và trường mầm non.
- Trẻ nhiễm vi khuẩn, virus do trẻ thường cho đồ chơi vào miệng hoặc gặm nhấm các vật xung quanh trẻ.
Một số bé sau khi hết sốt sẽ nổi phát ban. Nguyên nhân thường từ:
- Bệnh ban đào
- Bệnh tay chân miệng
- Bệnh thứ năm (fifth disease)
Bệnh ban đào là bệnh phổ biến do siêu virus nhóm A gây ra. Loại virus này cũng có thể gây viêm họng liên cầu khuẩn và các bệnh nhiễm trùng về da như bệnh chốc lở. Bệnh ban đào thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh gây sốt từ 3 -> 5 ngày sau đó gây phát ban. Bệnh thường nhẹ và trẻ có thể tự bình phục mà không cần điều trị.
Khi mắc bệnh, một số trẻ vẫn vận động thoải mái mà không có triệu chứng gì thêm. Bên cạnh đó, một số bé có triệu chứng như: sổ mũi, ho, chán ăn, tiêu chảy. Khi cơn sốt thuyên giảm, trong vòng 12 -> 24h trên người trẻ sẽ xuất hiện các chấm màu hồng và đỏ, nổi sần trên thân người (ở khu vực ngực, lưng, bụng và lan ra chân tay). Vết ban thường kéo dài đến 2 ngày, trong một số trường hợp tự hết sau 2-> 4 giờ. (2) (3)
Đọc thêm:
- Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?
- Biểu hiện và cách điều trị sốt siêu vi phát ban ở trẻ
Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ có một số triệu chứng như: sốt, đau họng, chán ăn. Sau một vài ngày, trên cơ thể xuất hiện các vết loét quanh miệng. Bệnh gây sốt từ 3 -> 5 ngày sau đó gây phát ban. Tiếp đó sẽ xuất hiện mẩn đỏ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Trong trường hợp nặng hơn, các vết ban sẽ lan ra tay chân, mông và bộ phận sinh dục.
Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh tay chân miệng. Thông thường bệnh sẽ tự hết trong vòng 1 tuần. Bố mẹ có thể dùng các loại thuốc giảm đau và thuốc xịt miệng để làm giảm đau do vết loét gây ra cho các con. Cần lưu ý, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào (1) (2).
Bệnh thứ năm là bệnh gây phát ban sau sốt khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ mới biết đi, bệnh do virus Parvovirus B19 gây ra. Virus này dễ dàng lây lan qua ho và hắt hơi. Các triệu chứng bệnh bao gồm: sốt, đau đầu, sổ mũi. Sau 7 -> 10 ngày, trên má bé sẽ xuất hiện các vết đỏ. Các vết đỏ cũng có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể như mông, cánh tay và chân.
Đối với trẻ nhỏ, bệnh thứ năm sẽ tự phát triển và tự khỏi mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần đề phòng căn bệnh này vì nó có khả năng truyền bệnh cho thai nhi, khiến bé mắc chứng thiếu máu. Bên cạnh đó, bệnh thứ năm còn làm suy giảm hệ miễn dịch của em bé, gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe (1) (2).
Nốt ban đào: Nốt màu đỏ hoặc hồng, bề mặt phẳng hoặc hơi sần sùi, chiều rộng khoảng 5 mm, không ngứa. Nốt tự bay trong khoảng 2 ngày, hoặc thì 2-4 giờ mà không cần điều trị.
Nốt tay chân miệng: Nốt tay chân miệng phát triển thành mụn nước, có hình bầu dục, không ngứa và mọc ở các vị trí điển hình như trong miệng, họng, lòng bàn tay, bàn chân. Những vết loét này gây đau đớn cho bé, khiến bé tiết nhiều nước bọt, biếng bú, quấy khóc.
Nốt của bệnh thứ năm: Các vết ban có xu hướng hình viền, có thể gây ngứa. Các vết ban không lây.
Trong một số trường hợp phát ban sau sốt không phải do chân tay miệng, bạn có thể cho bé uống bổ sung nước, siro vitamin. Tắm rửa vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ như bình thường. Tuy nhiên bạn cần lưu ý:
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
- Đọc kỹ hướng dẫn, sử dụng đúng liều lượng cho độ tuổi và cân nặng của trẻ
Hầu hết trường hợp phát ban sau sốt có thể tự khỏi. Nhưng bạn cần gọi cho bác sĩ nếu con bạn:
- Sốt trên 38,8 độ, dùng hạ sốt cũng không giảm trong vòng 24 giờ liên tục
- Đau họng
- Sốt gần 40 độ
- Phát ban sau sốt không chuyển biến tốt trong vòng 7 ngày
Hoặc nếu bạn cảm thấy có điều gì đó bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa để nhận được chỉ dẫn và cách điều trị phù hợp cho bé.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-is-roseola
2. https://www.healthline.com/health/parenting/rash-after-fever-in-toddlers
3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322690#causes
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn