Không thể phủ nhận độ tuổi thật của 1 người được quyết định bởi yếu tố làn da. Làn da càng căng mịn và ít khuyết điểm như nhăn, xệ hay nám, tàn nhang sẽ giúp cho gương mặt trẻ trung hơn.
Chính vì vậy mà nhiều chị em càng về tuổi trung niên càng đổ dồn tâm huyết cũng như tài chính để làm căng da mặt hòng gỡ gạc tuổi xuân. Tuy nhiên, 1 yếu tố nữa trên gương mặt còn quyết định đến tính chất già trẻ phải kể đến chính là cấu trúc gương mặt.
Cấu trúc ở đây không phải là mũi cao, cằm nhọn mà chính là phần thái dương và hõm má. Nếu để ý, bạn sẽ dần nhận ra, càng có tuổi, bộ phận này càng hõm xuống khiến gương mặt dù không muốn cũng trở nên hốc hác, thiếu sức sống.
Thái dương là phần mô nối từ đường cuối chân mày và vùng trán. Lớp mỡ ở đây thường mỏng, dễ bị thoái hóa theo thời gian.
Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng thái dương bị lõm do lão hóa, mô mỡ không có khả năng phát triển thêm. Mỡ teo dần đi khiến thái dương không còn được căng đầy, lõm và trở nên hốc hác. Ngoài ra thái dương hóp sâu còn có nhiều yếu tố gây nên như bẩm sinh, mặt quá gầy không đủ lượng mỡ để làm đầy, tai nạn,…
Dù với bất cứ lý do nào, làm đầy thái dương là cách duy nhất để bạn có được nét mặt rạng rỡ, tươi tắn, trẻ ra đến hàng chục tuổi.
Cấu trúc gương mặt rất quan trọng. Một gương mặt đầy đặn với những đường nét mềm mại bao giờ cũng trẻ hơn gương mặt góc cạnh.
Với phần lõm thái dương này, chị em khó có thể chỉnh sửa bằng cách tăng cân và béo lên. Chị em chỉ có thể lựa chọn cách làm đầy bằng các biện pháp tác động từ bên ngoài. Chắc hẳn, nhiều người bị tình trạng lõm thái dương cũng đang phân vân giữa biện pháp tiêm filler làm đầy và độn chất liệu silicon? Để làm rõ thắc mắc này, hãy cùng trò chuyện với ThS.BS Nguyễn Duy Huân hiện đang công tác tại Bệnh viện Việt Nam Cu Ba:
- Từ trước đến nay, chị em phụ nữ mới chỉ nghe đến việc tiêm chất làm đầy để định hình những chỗ lõm của gương mặt. Độn thái dương vẫn là 1 thuật ngữ mới mẻ. Bác sĩ có thể cho biết cụ thể về loại hình phẫu thuật làm đẹp này?
Thái dương cùng với gò má, góc hàm cân đối sẽ tạo nên đường viền khuôn mặt. Thái dương hóp có thể do thiểu sản cơ hay xương. Việc làm đầy thái dương hóp có thể dùng mỡ tự thân, tiêm filler hay độn silicon.
- So với tiêm filler làm đầy thì độn thái dương có ưu nhược điểm gì?
Tuy nhiên, nhược điểm lại là vùng thái dương giải phẫu lồi lõm khác các vùng khác nên việc đặt chất liệu silicon đôi lúc không khắc phục được hết độ lõm hay mấp mô. Hơn nữa nếu đặt sâu dưới cơ thì khó có độ nâng nhiều (nên phải phối hợp cấy mỡ), đặt nông dưới cân thì dễ lộ và xê dịch chất liệu.
- Đã bao giờ có trường hợp nào xảy ra biến chứng vì độn chất liệu làm đầy chưa?
Tiêm chất làm đầy vùng thái dương cũng có biến chứng như các vùng khác như vón cục, tắc mạch… Tuy nhiên đặc điểm giải phẫu thái dương khác nên cần chú ý tránh tắc mạch do tiêm vào mạch thái dương. Còn về phương pháp độn, biến chứng có thể gặp như chảy máu do chạm mạch thái dương nông, liệt trán và sụp cung mày do tổn thương nhánh trán dây thần kinh số 7, lộ chất liệu hay chạy chất liệu.
- Vùng thái dương gần với vùng mắt, vậy quá trình thực hiện có gì phức tạp không?
- Vật liệu độn này có tuổi thọ như thế nào? Có xảy ra trường hợp bao xơ nguy hiểm như nâng mũi không?
- Thông thường, chi phí cho tiêm chất làm đầy với độn silicon chênh lệch nhau nhiều không?
Tiêm chất làm đầy loại chất lượng rơi vào khoảng 10 triệu/cc. Tiêm thái dương ít nhất mỗi bên phải cần đến 2cc. Như vậy, mỗi lần tiêm, bạn cần tổng 4cc, vị chi rơi vào khoảng 40 triệu đồng. Trong khi đó, độn silicon rơi vào khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, độn silison buộc phải gây tê và cần nhiều thuốc tê vì vùng này bóc tách dễ đau nhất.
- Theo quan điểm của bác sĩ thì thực hiện độn thái dương với silicon và tiêm chất làm đầy thì phương pháp nào trông thẩm mỹ hơn?
- Xin cám ơn chia sẻ của bác sĩ!
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn