Mụn kê ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là mụn sữa. Mụn kê xuất hiện do ứ đọng của hormone bé nhận từ sữa mẹ, mồ hôi, bụi bẩn, chất bã nhờn trên da bé. Thời tiết oi nóng mụn thường mọc tập trung ở trán, mũi, cằm, gò má, mũi ít và lan rộng ra theo thời gian.
Trẻ mới chào đời 1 - 2 ngày hoăc sau 3 tuần mụn kê có thể xuất hiện với các dấu hiệu như: Các nốt sần nhỏ li ti, giống hạt kê và mụn mềm và trắng, vùng da bị kê đỏ. Đồng thời bé sẽ có biểu hiện ngứa rát, khó chịu, quấy khóc, khó ngủ.
Hình ảnh bé bị kê (Ảnh internet)
Trẻ sơ sinh bị kê có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia thì mụn kê ở trẻ sơ sinh là bệnh lành tính, không nguy hiểm gây hại cho bé. Trẻ sơ sinh bị kê bao lâu thì khỏi? Nó có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần nếu mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị kê đúng cách.
Riêng với trường hợp trẻ sơ sinh bị kê lâu ngày, trên 1 tháng mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám, tư vấn các điều sĩ. Mẹ không tự ý sử dụng thuốc chữa kê cho trẻ sơ sinh, tránh gây nguy hiểm cho trẻ, bệnh có chuyển biến xấu, khó điều trị.
Trẻ sơ sinh bị kê mẹ phải làm sao?
Mụn kê ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Nhưng khi con có biểu hiện bị kê, mẹ nên biết cách chăm sóc, chữa kê cho trẻ sơ sinh đúng cách để con nhanh khỏi, hết ngứa.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Mẹ ăn gì, uống gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé, trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, do vậy khi trẻ bị kê mẹ ăn kiêng gì để con nhanh hết kê tránh khiến trẻ bị kê nặng hơn.
Trẻ bị kê mẹ nên ăn kiêng những thực phẩm có vị tanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích… Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, không gây nóng sữa, sữa mẹ có chất lượng và đảm bảo.
Chăm sóc da trẻ
Da trẻ sơ sinh còn rất mỏng và dễ bị tổn thương khi nổi mụn kê nên việc vệ sinh đúng cách cho trẻ rất cần thiết, mẹ nào cũng cần biết, cụ thể như:
- Quần áo của bé phải làm từ chất liệu vải mềm, cotton. Mẹ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho trẻ.
- Tắm gội sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng nước ấm hoặc sữa tắm dưỡng ẩm cho bé sơ sinh.
Tắm gội sạch cho bé bằng nước ấm giúp mụn kê nhanh hết (Ảnh internet)
- Giữ da mặt bé khô thoáng, nếu bé có ra mồ hôi, rây sữa thì mẹ dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau đi.
- Rửa tay sạch trước khi chạm, sờ vào mặt bé tránh vi khuẩn lây nhiễm sang bé, khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn.
- Mẹ không nên thoa kem dưỡng da hoặc dầu dừa, oliu lên mặt bé sẽ khiến lỗ chân lông của bé tắc nghẽn, mụn kê nổi nhiều hơn, lâu khỏi.
Trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì?
Khi bé có dấu hiệu bị kê, theo dân gian thường có một số bài thuốc tắm lá (lá riềng, lá khế, hạt kê...). Tuy nhiên tắm cho trẻ bằng những loại lá cần phải thận trọng. Vì một số loại lá cây, mọc ở bờ, bụi, nếu không được rửa sạch thì sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Khi tắm nước lá cũng cần theo dõi xem trẻ có bị dị ứng không. Tốt nhất là dùng nước lọc (nước đun sôi để nguội) để tắm hằng ngày cho trẻ. Nếu có điều kiện nên dùng loại sữa tắm diệt khuẩn dành riêng cho trẻ. mẹ có thể dùng các loại nước lá lành tính sau tắm cho bé như tắm nước ấm thông thường.
Bôi thuốc trị kê
Khi bé nổi mụn kê, nhiều mẹ nghĩ ngay đến vấn đề trẻ sơ sinh bị kê bôi thuốc gì để con hết kê nhanh nhất? Bé bị kê mẹ không cần bôi bất cứ loại thuốc gì, đây là dạng bệnh lành tính, tự khỏi.
Da bé nhạy cảm, đang bị nổi mụn bôi thuốc sẽ khiến da trẻ bị kích ứng hơn, tình trạng kê nổi nhiều, lâu khỏi.
Trẻ sơ sinh bị kê mẹ không nên bôi thuốc cho trẻ (Ảnh internet)
Lưu ý khi áp dụng các cách chữa kê cho trẻ sơ sinh:
- Mẹ không chà xát, tác động mạnh, trực tiếp vào vùng da bị kê để tránh tổn thương da bé.
- Tắm nước lá, mẹ phải đảm bảo rửa sạch lá và lá không bị phun dính các chất kích thích độc hại, gây kích ứng da.
- Chỉ sử dụng các loại sữa tắm cho bé sơ sinh mà bác sĩ khuyên dùng, lành tính.
- Tránh để tiếp tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc, lông thú cưng…
- Không dùng thuốc trị kê cho trẻ sơ sinh.
Phân biệt trẻ sơ sinh bị kê với rôm sảy, chàm sữa, mề đay
Do mụn kê, rôm sảy, chàm sữa, mề đay ở trẻ sơ sinh đều là những mụn nhỏ li ti, mẩn đỏ dễ gây nhầm lẫn, khiến mẹ nhận biết dấu hiệu bệnh của trẻ sai dẫn đến điều trị, chữa sai cách làm bệnh nặng, khó chữa hơn.
Mẹ có thể phân biệt các bệnh ngoài ra này qua các dấu sau:
Trẻ sơ sinh bị kê:
Các nốt sần nhỏ li ti giống hạt kê và mụn kê thường mềm, đầu mụn có màu trắng. Thường xuất hiện ở má, trán, cằm, mũi…
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa:
Những nốt mẩn đỏ, sau phát triển thành mụn nước rồi vỡ ra, đóng mày, tróc vảy. Mẩn đỏ thường xuất hiện ở 2 bên gò má, trán.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy:
Các mụn nước tròn dưới da, mọc thành từng đám và thường tập trung nhiều ở ngực, bụng, trán, cổ, vai…
Trẻ sơ sinh bị mề đay:
Xuất hiện các nốt phát ban đỏ phù nề, mẩn ngứa ở toàn cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị kê không nguy hiểm gì tới sức khỏe của bé nên mẹ không cần quá lo lắng. Để con nhanh hết mụn kê mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ đúng cách, có chế độ ăn uống sau sinh phù hợp, tốt cho bé yêu.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn