Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý và vàng da do teo đường mật.
Vàng da sinh lý xảy ra do trẻ bị sinh thiếu tháng, điều này khiến quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa không thể xảy ra dẫn tới tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Trẻ mới sinh khi các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi, sự mất đi diễn ra nhiều hơn khiến các hiện tượng vỡ hồng cầu sau sinh. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin và chất này được chuyển hóa thành bilirubin. Từ đó bilirubin sẽ chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra ngoài qua nước tiểu và phân.
Vì gan trẻ sơ sinh làm việc yếu nên quá trình thải bilirubin không đạt hiệu quả như bình thường, nguyên nhân này khiến tình trạng tăng bilirubin trong máu gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Đây chính là tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý.
Đối với các biểu hiện của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện màu vàng ở da và mắt trẻ. Thời gian ban đầu kéo dài từ 2 đến 4 ngày sau sinh và xuất hiện từ mặt lan xuống khắp cơ thể. Đối với mức độ bilirubin thường đạt đỉnh từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Nếu sử dụng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ sẽ khiến vùng da đó màu vàng và biểu hiện này là biểu hiện của bệnh vàng da.
Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh là bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không thì phải tìm hiểu đúng nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da. Rất có thể vàng da ở trẻ sơ sinh chỉ ra những bệnh khác.
Ngoài ra, nếu tình trạng vàng da nặng cũng làm tăng bilirubin đi vào não, thậm chí trường hợp nặng có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị vàng da đặc biệt nguy hiểm, diễn tiến nhanh và nếu không nhận được điều trị kịp thời hay phát hiện bệnh sớm thì trẻ có thể bị nhiễm độc thần kinh, gây đột tử và để lại các di chứng nặng nề.
Trẻ xuất hiện dấu hiệu vàng da kéo dài không dứt hay tình trạng cơ thể trẻ bị vàng da bất thường như màu vàng da nhạt, vàng đậm hoặc vàng nâu thì bạn cần lập tức thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có đánh giá chính xác về nguyên nhân và phương pháp điều trị vàng da ở trẻ.
Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh cực kỳ kém, điều này khiến phụ huynh cần chăm sóc kỹ hơn giúp bảo vệ trẻ tốt hơn. Không nên để tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài hoặc sử dụng cách chữa bằng mẹo dân gian thiếu cơ sở không những không khiến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh khỏi mà còn gây cản trở cho quá trình điều trị bệnh của trẻ về sau.
Trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng vàng da kéo dài như:
- Bại não cấp tính: Khi trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu khác như nằm ngủ li bì, khóc nhiều và không tập trung, bỏ bú, sốt cao thì rất có khả năng trẻ bị bại não cấp tính. Bilirubin rất độc hại với tế bào não bộ, vàng da nặng sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng khi bilirubin đi vào não.
- Vàng da nhân: Tình trạng này xảy ra do bilirubin vượt qua giới hạn cho phép khiến gan không kịp đào thải làm tăng nguy cơ thấm vào não nên khiến trẻ bị vàng da nhân.
Đây là tình trạng nặng khiến trẻ bị tổn thương não không hồi phục được. Do đó nếu trẻ bị vàng da bệnh lý cần phải kịp thời điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng chống nguy cơ gây tổn thương não.
Nên thăm khám bác sĩ ngay nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng: Vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi, mức độ vàng da phát triển nhanh chóng ra toàn thân, tốc độ vàng da tăng nhanh, vàng da kéo dài trên 7 ngày,...
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị vàng da còn kèm một số dấu hiệu khác như đi ngoài phân màu trắng phấn, bị nôn, bú kém, bụng chướng, xuất hiện cơn ngưng thở, nhịp thở nhanh, nhịp tim chậm, sụt cân, xanh tái, ngủ li bì, thậm chí là hôn mê và co giật.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn