Liên quan đến thông tin một số phụ huynh có con bị dị tật mắt không muốn bé đeo kính hay phẫu thuật nên đã tìm đến trung tâm “Mắt sáng học đường”. Tại đây, các bé được luyện tập mắt bằng thiền, yoga... với chi phí từ 5 triệu đồng đến 40 triệu đồng/khóa. Tuy nhiên hiệu quả không như mong đợi.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc dự án Mắt sáng học đường (thuộc Công ty 3Training) cho biết: Dự án hiện có nhiều cơ sở tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tại Hà Nội, Mắt sáng học đường đã có cơ sở tại các quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hà Đồng, Long Biên…
Cũng theo bà Thủy, hoạt động của trung tâm đã được cơ quan chức năng cấp phép đăng ký kinh doanh. Còn phương pháp cải thiện thị lực kết hợp thiền, yoga... khi tham gia khóa học, ngay buổi tập thử đầu tiên, gia đình cung cấp thông tin về tình trạng mắt của trẻ mà họ đã kiểm tra tại BV. Nhân viên của trung tâm sẽ xác định lại thị lực của bé thông qua bảng thị lực.
“Việc nhân viên cho trẻ đọc bảng thị lực không phải hoạt động kiểm tra y tế đối với sức khỏe mắt của bé, bởi trung tâm không có nhân viên y tế”, bà Thủy cho hay.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc dự án Mắt sáng học đường (thuộc Công ty 3Training) cho biết: Dự án hiện có nhiều cơ sở tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tại Hà Nội, Mắt sáng học đường đã có cơ sở tại các quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hà Đồng, Long Biên…
Cũng theo bà Thủy, hoạt động của trung tâm đã được cơ quan chức năng cấp phép đăng ký kinh doanh. Còn phương pháp cải thiện thị lực kết hợp thiền, yoga... khi tham gia khóa học, ngay buổi tập thử đầu tiên, gia đình cung cấp thông tin về tình trạng mắt của trẻ mà họ đã kiểm tra tại BV. Nhân viên của trung tâm sẽ xác định lại thị lực của bé thông qua bảng thị lực.
“Việc nhân viên cho trẻ đọc bảng thị lực không phải hoạt động kiểm tra y tế đối với sức khỏe mắt của bé, bởi trung tâm không có nhân viên y tế”, bà Thủy cho hay.
Khi được hỏi về hiệu quả của phương pháp này, bà Thủy cho biết đây là cách luyện tập để cải thiện thị lực. Do đó, sau khi luyện tập chỉ cải thiện được sức khỏe của đôi mắt. Thậm chí, ngay trong buổi đầu tiên, nhiều học viên đã cảm nhận được sự thay đổi, như nhìn rõ hơn. Trường hợp sau vài buổi tập nhưng thị lực không tiến bộ, trung tâm cũng khuyên học viên nên đi kiểm tra mắt tại các BV để xem có mặc bệnh hay không.
Bà Thủy cũng cho biết, đây không phải là phương pháp điều trị dị tật của mắt. Chỉ số duy nhất có thể cải thiện là sức khỏe của đôi mắt. Do đó, sau khi tập luyện, nếu học viên bị cận thị thì họ vẫn bị cận mà không thể khỏi được.
“Sau khóa tập, ai bị cận thị vẫn cận, thậm chí độ cận cũng không giảm được. Trừ trường hợp cận thị giả thì sau khi tập xong là họ hết, còn lại nếu đã là cận thị, loạn thị thì không thể khỏi hay giảm độ”, bà Thủy khẳng định.
Trước đó, như PNVN đã thông tin, nhiều gia đình đã cho bé tham gia khóa luyện tập tại trung tâm “Mắt sáng học đường” với mong muốn chữa cận thị, viễn thị cho con không cần phẫu thuật, không phải đeo kính. Tuy nhiên, các chuyên gia về nhãn khoa khẳng định, phương pháp này không có cơ sở và chưa từng có nước nào thực hiện.