Trước động thái của Indonesia, nhóm cổ phiếu gạo diễn biến ra sao?

22:21 | 12/09/2023;
Indonesia sẽ mua 300.000 tấn gạo từ các nước, trong đó có Việt Nam, dấy lên kỳ vọng giúp giá gạo tăng trở lại. Đồng thời, trên sàn, nhóm cổ phiếu gạo đã có một phiên “khởi sắc”, hầu hết đều trong xu hướng tăng.

Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, 2 tuần qua, giá gạo xuất khẩu liên tục giảm mạnh. Hiện, loại gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm 15 USD/tấn so với phiên 5/9, về mức 628 USD; gạo 25% tấm cũng giảm 15 USD, xuống 613 USD/tấn. Đây được đánh giá là 2 phiên liên tiếp giảm mạnh nhất kể từ khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo.

Tại thị trường nội địa, giá lúa gạo cũng trong đà đi xuống, với mức giảm 100.000 đồng/kg, thị trường giao dịch chậm trong ngày hôm nay.

Ssricenews (chuyên trang về thị trường lúa gạo), ngày 11/9, dẫn thông báo của Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết, nước này sẽ mua 300.000 tấn gạo 5% tấm từ các nước: Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Campuchia.

Trước bối cảnh giá gạo xuất khẩu và giá gạo nội địa liên tục giảm mạnh, thông tin này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá gạo tăng trở lại.

Tại sàn, nhóm cổ phiếu gạo cho thấy dấu hiệu "khởi sắc", hầu hết đều ghi nhận ở mức tăng trở lại, trong đó có cổ phiếu tăng tới 8,15% trong phiên hôm nay. Song, một số mã giảm đáng kể, trong đó có mã thuộc diện bị đình chỉ giao dịch.

Trước động thái của Indonesia, nhóm cổ phiếu gạo diễn biến ra sao? - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu VSF, mức giá cao nhất từ trước đến nay

Cụ thể, mã VSF (Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, UPCoM) đã có một phiên tăng mạnh nhất trong nhóm ngành gạo, với 8,15%, từng mức 36.800 lên 39.800 đồng/cp. Đồng thời, đây cũng là mức giá cao nhất từ trước đến nay của VSF.

Kế tiếp là một số mã cổ phiếu ngành gạo cũng ghi nhận tăng nhẹ 1,5-1,6%. Bao gồm PAN (CTCP Tập đoàn Pan, HOSE). LTG (CTCP Tập đoàn Lộc Trời, UPCoM) và TAR (CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, HNX) tăng lần lượt là 1,58%, 1,6% và 1,52%. 

Tổng quan, nhóm ngành gạo hôm nay cùng đón "sóng" tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, vẫn có một số mã giảm mạnh, thậm chí "chạm" sàn (mức giá thấp nhất).

Tổng hợp thị giá mã cổ phiếu ngành gạo tính đến phiên 12/9

Trước động thái của Indonesia, nhóm cổ phiếu gạo diễn biến ra sao? - Ảnh 2.

nguồn: Tổng hợp

AGM (CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang, HOSE) đã có một phiên không mấy thuận lợi. Phiên 12/9 là phiên giảm mạnh nhất với chỉ số giảm gần 7%, đồng thời, đánh dấu mốc cho 5 phiên liên tiếp giảm của mã cổ phiếu này, từ 9.6100 đồng/cp xuống còn 7.790 đồng/cp, con số này hiện đang là mức giá thấp nhất của AGM.

Trước động thái của Indonesia, nhóm cổ phiếu gạo diễn biến ra sao? - Ảnh 3.

AGM xuống mức "chạm sàn", trắng bên mua sau "hung tin" bị đình chỉ giao dịch

Đáng chú ý, ngoài mức giảm sâu xuống mức "chạm sàn", AGM còn ghi nhận trạng thái "trắng" bên mua. Điều này đến từ động thái "bán gấp" cổ phiếu của các nhà đầu tư khi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước công bố thông tin những mã cổ phiếu vào diện đình chỉ giao dịch do chậm công bố thông tin (báo cáo tài chính), trong đó có AGM.

Ngoài ra, SSC (CTCP Giống cây trồng Việt Nam, HOSE) cũng giảm mạnh 4,26% trong phiên hôm nay, xuống 31.500 đồng/cp. SSC đang là mã có mức độ "rung lắc" khá mạnh trên sàn, liên tục tăng - giảm ở chỉ số khá cao (4-6%).

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn