Dù ở thời điểm nào thì việc tiêm vaccine phòng cúm cũng là điều cần thiết. Việc tiêm vaccine sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh cảm cúm và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trước khi tiêm phòng cúm cầm chuẩn bị một vài điều dưới đây.
Thực tế, khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết đem lại hiệu quả trong việc giúp phát hiện những bất thường cần lưu ý trước khi quyết định người được tiêm chủng có nên tiêm chủng hay tạm hoãn việc tiêm chủng hoặc không được tiêm một loại vaccine nào đó.
Đây là nguyên nhân khiến mọi người trước khi tiêm phòng cúm cần hợp tác với bác sĩ để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, đem lại hiệu quả và an toàn cho người tiêm.
Thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm, kết quả khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine được căn cứ dựa trên những thông tin người nhà hoặc người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ kèm theo đó là những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.
Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần thông báo cho bác sĩ về các vấn đề sức khoẻ, lịch sử tiêm chủng của trẻ như sau:
- Nếu là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đã đủ 2,5kg chưa?
- Thời điểm tước khi tiêm chủng phụ huynh theo dõi trẻ có bú, ăn uống, ngủ nghỉ bình thường hay có gì bất thường hay không?
- Trẻ có đang bị sốt hay không?
- Trước khi tiêm trẻ có đang được sử dụng hoặc đã sử dụng phương pháp điều trị nào hay không?
- Các dấu hiệu về dị ứng hay tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn của trẻ.
- Những loại vaccine mà trẻ bị dị ứng hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước.
Người lớn cần thông báo vấn đề về sức khỏe nào cho bác sĩ?
- Người lớn khi đi tiêm vaccine phòng cúm cần thông báo cho bác sĩ về các bệnh đã mắc.
- Những loại thuốc, biện pháp điều trị đang sử dụng.
- Các loại vaccine đã được tiêm gần đây, trong vòng 4 tuần.
- Phản ứng của cơ thể với những lần tiêm chủng trước, các phản ứng cụ thể hoặc dị ứng đã gặp phải.
- Đối với phụ nữ, ngoài các vấn đề trên cũng cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không hoặc dự định có thai của bản thân.
3. Thực hiện khám như thế nào?
Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế, việc tập trung đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể gồm các điều kiện sau:
- Đo thân nhiệt cơ thể.
- Đánh giá về tri giác của người đến tiêm chủng.
- Quan sát nhịp thở, nghe phổi.
- Nghe tim.
- Kiểm tra phát hiện các bất thường khác.
Đối với trẻ nhỏ trước khi tiêm phòng cúm cha mẹ cần lưu ý:
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
- Nếu trẻ chưa đạt chuẩn về cân năng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì cần phải trì hoãn quá trình tiêm vaccine phòng cúm đến khi trẻ đủ cân nặng và hết sốt.
- Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì cần ngưng tiêm ở các mũi tiếp theo.
- Trong thời gian đưa trẻ đi tiêm chủng, phụ huynh cần mang đầy đủ sổ, phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ cho bác sĩ về tình trạng sức khoẻ, các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng cha mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
- Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc và đánh giá toàn diện thể trạng, sức khỏe của trẻ. Dựa vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo cho trẻ.
- Phụ huynh cần tuân thủ lịch tiêm chủng của trẻ theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Tiêm vaccine phòng cúm đúng thời điểm giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh các trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.
Đối với người lớn trước khi tiêm vaccine:
- Người lớn đi tiêm cũng cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Các loại thuốc đang sử dụng và điều trị đang dùng.
- Vaccine đã tiêm trong thời gian 4 tuần gần đây.
- Những phản ứng của cơ thể trong những lần tiêm trước đó.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn