Mohan Bhagwat, lãnh đạo của tổ chức Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS), nói rằng: Học sinh Ấn Độ không nên học bằng tiếng Anh, bởi điều đó sẽ khiến các em không thể hiểu hết giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước. Việc giáo dục học sinh trở thành những người phụng sự Tổ quốc quan trọng hơn nhiều việc mở rộng cơ hội việc làm thông qua khả năng sử dụng tiếng Anh.
Phụ huynh Ấn Độ thích cho con học tiếng Anh hơn tiếng mẹ đẻ
Những quan điểm của ông Bhagwat được công bố khi Chính phủ bắt đầu cân nhắc đề xuất đầu tư ngân sách vào những trường học giảng dạy bằng tiếng Anh.
Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% học sinh Ấn Độ theo học tại những trường tư - hầu hết các trường này đều duy trì chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. 10 năm trước đây, con số này chỉ là 15%. Các nhà nghiên cứu dự đoán vào năm 2020, khoảng 50% học sinh Ấn Độ sẽ theo học tại các trường tư.
Các trường công của Ấn Độ cũng đã đưa các chương trình tiếng Anh vào giảng dạy. Theo các trường, sự thay đổi này nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của phụ huynh.
Các nhà giáo dục của Ấn Độ đã đưa ra cảnh báo rằng xu hướng này có thể mang lại những tác hại không đáng có. Nguyên nhân nằm ở chỗ rất nhiều giáo viên Ấn Độ không thể nói tiếng Anh thành thạo và những đứa trẻ thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu những khái niệm cơ bản bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ.
Tổ chức RSS đã, đang hỗ trợ và cổ vũ các hoạt động giảng dạy bằng tiếng Hindu tại trường học, bao gồm cả việc đề xuất đưa các văn bản Ấn Độ cổ vào chương trình giáo dục hiện đại.
Năm 2014, tiếng Đức đã trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ ba của đất nước này - chỉ sau tiếng Hindu và tiếng Anh.
Các nhà giáo dục Ấn Độ rất lo lắng khi các bậc phụ huynh và học sinh đều quan tâm tới việc học tiếng Anh hơn là làm chủ ngôn ngữ mẹ đẻ.