Truyện 'Bạch Tuyết' phiên bản mới giúp trẻ tránh bị xâm hại

22:34 | 11/11/2016;
Hiện nay có nhiều tin tức về xâm hại trẻ em khiến nhiều bố mẹ buồn lòng và lo lắng cho sự an toàn của con cái mình. Một người mẹ đã nghĩ ra cách kể chuyện thông minh nhằm giúp con gái biết cách tự vệ.
con-tu-bao-ve-minh-3.jpg

Chị Lê cũng như nhiều cha mẹ khác mỗi lần đọc xong tin tức đăng về các vụ việc xâm hại trẻ em đều cảm thấy đau lòng, cũng nhờ đó cảnh giác và hy vọng có thể nâng cao ý thức phòng vệ của con gái mình. Tuy nhiên chị không thể nói trực tiếp với con cần phải cẩn thận, giả sử: "thầy giáo hay các chú bảo vệ... đều có thể gây hại cho con", vì như vậy sẽ làm cho bé mất đi niềm tin vào thế giới bên ngoài, đồng thời khiến bé cảm thấy sợ hãi hoặc bài trừ những người khác giới. Sau một thời gian suy nghĩ, chị quyết định thay đổi nội dung các câu truyện cổ tích, kể cho con gái nghe để bé có ý thức tự bảo vệ bản thân.

Ví dụ như trong “Bạch Tuyết phiên bản mới” của chị, câu chuyện sẽ có nội dung như sau:

“... Công chúa Bạch Tuyết biết rõ nam nữ vốn có sự khác biệt, do đó tuy trở thành bạn tốt của bảy chú lùn nhưng mỗi lần đi tắm hay thay quần áo, cô đều đóng cửa cẩn thận. Mỗi tối cô đều về phòng riêng của mình để ngủ... Thực ra Bạch Tuyết không hề ăn quả táo độc mà bà dì ghẻ độc ác đưa cho, cô nhân lúc bà ta không để ý đã lén đổi một quả táo khác để ăn, sau đó giả vờ bị trúng độc. Nếu thực sự bị trúng độc rồi thì làm sao có thể cứu sống dễ dàng thế được. Bạch Tuyết tráo đổi quả táo đó vì cô biết rằng, không thể ăn đồ của người lạ đưa cho, hơn nữa bảy chú lùn không ở nhà, ngộ nhỡ trúng kế của bà dì ghẻ thì cô sẽ gặp nguy hiểm mà không ai biết để cứu...”

con-tu-bao-ve-minh-1.jpg

Theo cách này, chị Lê đã thay đổi nội dung của hơn mười câu truyện cổ tích, con gái chị vô tình nhận thức và rút ra nhiều bài học mà mỗi “nàng công chúa” cần biết, như những vị trí trên cơ thể hoặc trên quần áo không được cho người khác động vào, không được nhận đồ ăn thức uống của người lạ, không nên ở riêng với nam giới trong cùng một phòng dù là người lớn tuổi hay thầy giáo...

Có lúc con gái chị sẽ thắc mắc: “Không phải hoàng tử sẽ là người chịu trách nhiệm bảo vệ công chúa ạ? Tại sao công chúa lại cần phải tự bảo vệ mình quá cẩn thận như vậy?”

Chị sẽ giải thích rằng: “Hoảng tử phải đợi đến khi công chúa trưởng thành mới xuất hiện, tức là trước khi công chúa 20 tuổi chàng sẽ không có mặt ở bên bảo vệ công chúa, công chúa buộc phải học cách tự bảo vệ mình. Nếu công chúa không thể tự bảo vệ mình mà bị sát hại, thì đến khi hoàng tử xuất hiện công chúa đã không còn nữa rồi. Hoặc nếu công chúa không làm gì cả, chỉ chờ đợi hoảng tử đến một cách bị động, thì hoàng tử cũng sẽ không yêu thương, tôn trọng và lấy công chúa làm vợ.”

Qua một thời gian “huấn luyện”, con gái chị đã hiểu được nhiều quy tắc, biết kỹ năng để tự bảo vệ mình một cách tinh tế, đây là điều khiến một người mẹ cảm thấy yên tâm khi có con gái nhỏ.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn