Theo Nghị quyết, Vĩnh Long không sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện. Đối với cấp xã, có các huyện Bình Tân, Long Hồ, Trà Ôn, Vĩnh Tân và Thành phố Vĩnh Long thực hiện sắp xếp, cụ thể:
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 17,86 km2, quy mô dân số là 4.573 người của xã Tân Hưng vào xã Tân An Thạnh. Sau khi nhập, xã Tân An Thạnh có diện tích tự nhiên là 30,41 km2 và quy mô dân số là 16.879 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Bình Tân có 09 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 xã và 01 thị trấn.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,52 km2, quy mô dân số là 13.319 người của Phường 2 vào Phường 1. Sau khi nhập, Phường 1 có diện tích tự nhiên là 2,44 km2 và quy mô dân số là 27.945 người.
Sau khi sắp xếp, thành phố Vĩnh Long có 10 phường.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 15,99 km2, quy mô dân số là 13.807 người của xã Phú Đức vào thị trấn Long Hồ. Sau khi nhập, thị trấn Long Hồ có diện tích tự nhiên là 18,6 km2 và quy mô dân số là 23.483 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Long Hồ có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 22,28 km2, quy mô dân số là 14.547 người của xã Thiện Mỹ vào thị trấn Trà Ôn. Sau khi nhập, thị trấn Trà Ôn có diện tích tự nhiên là 24,46 km2 và quy mô dân số là 26.968 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Trà Ôn có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 01 thị trấn.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 12,02 km2, quy mô dân số là 13.872 người của xã Tường Lộc vào thị trấn Tam Bình. Sau khi nhập, thị trấn Tam Bình có diện tích tự nhiên là 13,7 km2 và quy mô dân số là 20.501 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Tam Bình có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 01 thị trấn.
Như vậy, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Vĩnh Long có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; 102 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 83 xã, 13 phường và 06 thị trấn.
Nghị quyết 1203/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2024.
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiện 1.525,73km2. Tỉnh Vĩnh Long thuộc trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu, có đường Quốc lộ (QL) 1A, QL53, QL54 chạy qua; phía Bắc giáp tỉnh Tiền giang, phía Đông giáp 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Trung tâm của tỉnh (Thành phố Vĩnh Long) cách Thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của cả nước) 136 Km, theo Quốc lộ 1A về phía Bắc; cách Thành phố Cần Thơ 35km (Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) theo Quốc lộ 1A về phía Nam.
Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc sinh sống, bao gồm người Kinh, người Khmer, Người Hoa,….. Theo thống kê năm 2019, Vĩnh Long có 24 dân tộc thiểu số sinh sống (26.596 người dân tộc thiểu số), chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh. Trong đó, người Khmer có 22.630 người chiếm 2,21% (nữ 11.717 người); người Hoa có 3.627 người chiếm 0,35% (nữ 1.765 người); các dân tộc khác có 339 người chiếm 0,03 % (nữ 201 người).
Người Kinh phân bố đều ở các nơi; người Khmer sống tập trung ở 48 ấp, 10 xã và 01 thị trấn thuộc 04 huyện Trà Ôn, Tam Bình, thị xã Bình Minh, Vũng Liêm; người Hoa tập trung ở thành phố Vĩnh Long và các thị trấn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn