Theo tường trình của điều dưỡng Phạm Minh Tuấn (Trạm Y tế xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) sáng ngày 9/8, bác sĩ Tô Thanh Mai (Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đồng Tâm) sau khi khám cho bệnh nhân, bác sĩ đã ra mở cốp xe máy lấy lọ thuốc cefotaxim (của Ấn Độ). Bác sĩ Mai tự tay pha thuốc, rồi nhờ điều dưỡng Tuấn tiêm tĩnh mạch. Khi điều dưỡng Tuấn tiêm hết 10ml dung dịch thuốc thì bác sĩ Mai có biểu hiện rét run, buồn nôn. Bác sĩ Mai nhờ Tuấn lấy 1 ống Soli-medol 40mg tiêm tĩnh mạch. Sau tiêm, bác sĩ Mai co quắp, tím tái và tiếp tục bảo Tuấn lấy chai Natriclorid 0.9% để truyền. Sau khi tiêm Natrclorid, nhân viên y tế của trạm đưa bác sĩ Mai lên Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng cấp cứu.
Tường trình của điều dưỡng Tuấn |
Bác sĩ Nguyễn Thế Độ, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng cho biết, bác sĩ Mai bị viêm phế quản mạn tính. Do công tác trong ngành y, nên thường tự điều trị bệnh cho mình. Khi phát hiện buồn nôn, khó chịu, khó thở, nạn nhân biết là sốc thuốc sau tiêm nên điều trị theo pháp đồ sốc phản vệ. Tuy nhiên, mạch và huyết áp tụt quá nhanh, khi nhân viên đưa bác sĩ Mai đến Trung tâm y tế Hữu Lũng thì bác sĩ này đã ngừng tuần hoàn, mạch ngừng. Dù vậy, khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ ở Trung tâm y tế nhanh chóng cấp cứu, sau chừng 10 phút thì bệnh nhân tỉnh lại. Trung tâm tiếp tục hồi sức, duy trì sử dụng thuốc nâng huyết áp, thuốc tuần hoàn.
Bản tường trình của điều dưỡng Tuấn |
Đến khoảng 14h30 ngày 9/8, bệnh nhân diễn biến xấu, biểu hiện suy đa phủ tạng, tím tái, khó thở, có dấu hiệu phù cấp. Các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, rồi chuyển xuống BV Bạch Mai lúc 17h. Đến 20h ngày 10/8, bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân được xác định là sốc thuốc thuốc phản vệ.
Vỏ lọ thuốc mà bác sĩ Mai nhờ tiêm trước khi tử vong |
Theo bác sĩ Độ, lọ thuốc Cefotaxim mà bác sĩ Mai đã tiêm không phải lô thuốc của trạm y tế mà tự mua bên ngoài. Theo tìm hiểu, thì 2 ngày trước khi xảy ra sự việc, nạn nhân đã tiêm thuốc này nhưng không sao. Hơn nữa, việc điều dưỡng Tuấn tiêm cho nạn nhân không có sai sót.