Tủ thuốc mùa lạnh cho gia đình vô cùng cần thiết vì đôi khi người thân và bạn có thể gặp phải những chấn thương nhẹ trong các hoạt động hàng ngày. Do đó, một tủ thuốc chứa một vài loại thuốc hay dụng cụ y tế có sẵn có tác dụng giúp sơ cứu vết thương trước khi tới bệnh viện thăm khám và tiếp nhận điều trị là điều cần thiết.
Đặc biệt, mùa lạnh là thời điểm mọi người dễ mắc bệnh, do đó cần chuẩn bị tủ thuốc để bảo vệ sức khỏe.
Mùa lạnh với nhiệt độ và độ ẩm thấp cũng kéo theo nhiều căn bệnh và đây là vấn đề sức khỏe gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Một số bệnh thường gặp mùa lạnh xảy ra như:
- Cảm lạnh xảy ra phổ biến vào mùa lạnh, triệu chứng bệnh gây ra những mệt mỏi như đau đầu, tắc mũi hay chảy nước mũi và hắt xì hơi thường xuyên.
- Viêm họng mùa đông dễ xuất hiện do nhiễm virus. Các nghiên cứu cho biết rằng sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn như từ phòng ấm sang phòng lạnh cũng trở thành nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cổ họng.
- Hen suyễn: Triệu chứng thở khò khè, thở dốc ở bệnh hen suyễn càng trở nên trầm trọng hơn do không khí lạnh vào mùa đông.
- Nhiệt miệng mùa đông cũng xảy ra cao. Các vết nhiệt miệng xuất hiện ở các mô mềm trong khoang miệng như môi, má và lưỡi hoặc nướu với kích thước nhỏ, nông và thường dưới 1 cm.
Bởi vì những căn bệnh phổ biến vào mùa lạnh có thể gây ra những đau đớn, mệt mỏi đối với người bệnh. Vì vậy, mùa đông đến cần chuẩn bị tủ thuốc mùa lạnh để phòng ngừa và giảm thiểu cũng như điều trị hiệu quả hơn các bệnh dễ mắc vào mùa đông.
Thực tế, tùy thuộc vào mỗi căn bệnh mùa lạnh và các loại thuốc và cách chăm sóc cũng có sự khác nhau rõ rệt. Do đó, để bảo vệ sức khỏe mùa đông bạn cần chuẩn bị sẵn một số loại thuốc trong tủ thuốc mùa lạnh dưới đây:
- Cảm lạnh mùa đông trong mỗi tủ thuốc mùa lạnh gia đình cần dự trữ một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt paracetamol dạng viên (dành cho người lớn) và dạng bột nếu nhà có trẻ nhỏ.
- Đối với viêm họng hay hen suyễn cần chuẩn bị nước muối sinh lý vệ sinh khoang miệng và vòm họng thường xuyên. Nước muối sinh lý không chỉ có tác dụng giúp phòng ngừa và điều trị viêm họng, hen suyễn mà còn giúp phòng ngừa cả nhiệt miệng.
- Gel bôi điều trị nhiệt miệng. Nhiệt miệng tưởng chỉ xuất hiện ở mùa hè nhưng lại là bệnh thường gặp ở mùa đông. Muốn chữa trị nhiệt miệng, ngoài việc súc miệng bằng nước muối sinh lý thì còn cần sử dụng thuốc bôi dạng gel có chứa lidocain và dịch chiết xuất từ hoa cúc.
Đối với loại thuốc bôi trực tiếp điều trị nhiệt miệng có tác dụng giảm đau nhanh, còn có tác dụng chống viêm và bám dính tốt vào niêm mạc miệng. Đặc biệt, thuốc bôi trực tiếp phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ em và người cao tuổi. Những đối tượng trẻ em được bôi thuốc giảm đau nhiệt miệng trực tiếp là trẻ trên 2 tuổi.
Tủ thuốc mùa lạnh trong gia đình vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để tủ thuốc mùa lạnh phát huy hiệu quả của mình thì cần lưu ý một số điểm sau:
- Nên đặt tủ thuốc nơi có nhiệt độ ổn định, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Đối với tủ thuốc cần đặc trên cao, ngoài tầm với của trẻ nhỏ và cần có chốt khóa.
- Chú ý lau dọn tủ thuốc và khu vực xung quanh tủ thuốc.
- Cần sắp xếp tủ thuốc gia đình một cách năn nắp, khoa học.
- Lưu ý thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc có trong tủ thuốc mùa lạnh. Thói quen này giúp tránh tình trạng sử dụng thuốc quá hạn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngoài việc trang bị trong gia đình một tủ thuốc mùa lạnh cần thiết thì mùa đông mọi người cũng cần chủ động trong việc giữ ấm cơ thể. Nên che kín đầu, cổ, ngực, tay, chân và gáy mỗi khi ra ngoài vào mùa lạnh.
Đặc biệt, đối với những đối tượng có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hoặc tim mạch hay nhiệt miệng càng cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe hơn bằng các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ giúp hạn chế tình trạng tái phát bệnh.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn