Theo thống kê, trẻ em Nhật Bản tự tử vào ngày 1/9 nhiều nhất, sau khi hết kỳ nghỉ hè và quay trở lại trường. Sự tăng vọt các vụ tự sát lặp lại khi học sinh, sinh viên quay trở lại trường học để bắt đầu một năm học thực sự là vấn nạn của Nhật Bản.
Điều này có nghĩa là nếu một người không tuân thủ các quy tắc hoặc không cùng quan điểm sẽ bị loại trừ và trở thành mục tiêu của những kẻ bắt nạt. Đây cũng là lý do tại sao một số em quan sát nhưng không phản ứng. Nếu bạn không phải là một trong những kẻ bắt nạt, bạn có thể trở thành nạn nhân tiếp theo.
Điều này cũng áp dụng cho giáo viên, đôi khi biết điều gì đang xảy ra nhưng nhắm mắt làm ngơ hoặc thậm chí tham gia việc bắt nạt để tránh rắc rối. Khía cạnh này của nền văn hoá Nhật Bản có thể giải thích, những vấn đề mà trẻ em phải đối mặt tại trường và có thể dẫn chúng đến ý tưởng muốn kết thúc cuộc đời mình.
Tự sát có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử đất nước, như truyền thống Samurai hoặc các phi công Kamikaze trong Thế chiến II.
Tuy nhiên, họ tập trung vào người lớn và không thích hợp cho trẻ em. Sự thật là trong khi Nhật Bản đang tìm kiếm một cách hiệu quả để giảm bớt vấn nạn tự tử ở trẻ em, thì tỷ lệ tự tử ở trẻ em lại ngày càng tăng lên.
Nhiều em nghĩ rằng mình chỉ có thể lựa chọn đi học hoặc tự tử và vì không muốn đi học trở lại, nhiều em chọn con đường sau mà không biết rằng có những lựa chọn thay thế, kể cả việc nghỉ học ở nhà. Những đứa trẻ được cha mẹ cho phép ở nhà đã có thể thoát khỏi tình trạng này.
Đây là giải pháp duy nhất được cung cấp cho trẻ em trong tình huống này: Hãy ngừng học và cố gắng tự lập lại. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Chính phủ Nhật Bản đang cố gắng thực hiện các chiến lược nhằm tăng cường thảo luận về các vấn đề sức khoẻ tâm thần trong cả nước.