Cuộc Cách mạng giải phóng phụ nữ
Trong Chính cương vắn tắt (năm 1930), Người đã khẳng định “Nam nữ bình quyền”; trong tác phẩm “Mười chính sách của Việt Minh”, Người khẳng định: “Đàn bà cũng được tự do/Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền”. Đến khi đất nước giành được độc lập, trong bản Hiếp pháp đầu tiên, vấn đề giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới đã được Người đặt ra ngay trong nguyên tắc đầu tiên: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”.
Bàn đến một khía cạnh nhân văn đặc sắc trong chiều sâu tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hà, Học viện Chính trị khu vực II (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), lúc sinh thời, Người rất quan tâm giải phóng phụ nữ để thực hiện quyền bình đẳng giới trong gia đình, đưa người phụ nữ lên địa vị làm chủ kinh tế, muốn được như vậy ta cần phải giải phóng sức lao động của phụ nữ. Người nói: “Nên cố gắng tổ chức những nhà ăn công cộng cho tốt để giải phóng phụ nữ ra khỏi bếp núc” và “phụ nữ sẽ rảnh rang để tham gia lao động”.
Để đảm bảo quyền bình đẳng trong gia đình, Hồ Chí Minh còn thẳng thắn lên án “tệ đánh vợ”. Người cho rằng: “Đó là một điều đáng xấu hổ”, “là dã man”, “còn gì là tình nghĩa vợ chồng?”. Hơn nữa, Người chỉ ra: “Có nơi chồng đánh vợ cũng bè cánh che giấu cho nhau. Bí thư đánh vợ thì ủy viên giấu đi”. Vì vậy, Người giáo dục và đòi hỏi: “Nếu có đánh vợ thì phải sửa... Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác tức là phạm pháp”.
Để đảm bảo quyền bình đẳng trong gia đình, Hồ Chí Minh còn thẳng thắn lên án “tệ đánh vợ”. Người cho rằng: “Đó là một điều đáng xấu hổ”, “là dã man”, “còn gì là tình nghĩa vợ chồng?”. Hơn nữa, Người chỉ ra: “Có nơi chồng đánh vợ cũng bè cánh che giấu cho nhau. Bí thư đánh vợ thì ủy viên giấu đi”. Vì vậy, Người giáo dục và đòi hỏi: “Nếu có đánh vợ thì phải sửa... Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác tức là phạm pháp”.
Bác Hồ thăm chị em đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) vào năm 1954
Quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ
Theo bà Nguyễn Thị Việt Hà, từ rất sớm, Người đã chỉ rõ nguyên nhân cơ bản tình trạng bất bình đẳng giới là tư tưởng “trọng trai khinh gái”, đồng thời Người chỉ rõ hạn chế trong nhận thức của người dân khi hiểu bình đẳng nam nữ là sự chia đều công việc: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: Hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc Cách mạng khá to và khó”.
Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, để đạt được bình đẳng giới phải giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc của lề thói, tập tục lạc hậu trong xã hội thì “phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư sản trong người đàn ông...”, phải lên án và nghiêm khắc với những “tệ lậu như gả chồng quá sớm, cưỡng ép duyên con... phải đấu tranh để xóa bỏ cái thói trọng trai, khinh gái ấy”. Người không chỉ nhấn mạnh đến việc “đàn ông phải kính trọng phụ nữ”, mà quyết định nhất chính là “bản thân phụ nữ phải tự mình vươn lên”; “phải xóa bỏ cái tâm lý tự ty và ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập”.
PGS.TS Đỗ Thị Thạch, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng: Người luôn theo dõi sát sao và tạo mọi điều kiện cho phụ nữ tham gia sự nghiệp bảo vệ nền độc lập và xây dựng Nhà nước. Đặc biệt, Người rất quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong quần chúng phụ nữ. Người luôn chú ý đến số lượng cán bộ nữ. Người vui mừng khi ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia công việc quản lý: “Từ ngày nước ta được giải phóng đến nay, phụ nữ đều tiến bộ rõ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng một trong những tiến bộ rõ rệt nhất là phụ nữ ta hiện nay tham gia chính quyền ngày càng nhiều”.
Ngoài ra, Người còn nói, nếu cán bộ lãnh đạo là nữ mà ít, đấy là một thiếu sót của Đảng. Nguyên nhân của tình trạng phụ nữ ít được tham gia lãnh đạo quản lý, theo Người là vì: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi. Như vậy là rất sai”. Người đã đặt trách nhiệm của Đảng đối với sự phát triển của phụ nữ. Người khẳng định: Phải giải phóng phụ nữ thực sự.
“Từ nay, các cấp Đảng, chính quyền địa phương khi giao công tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa”. “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc Cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.
“Từ nay, các cấp Đảng, chính quyền địa phương khi giao công tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa”. “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc Cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.