- Khơi gợi sự tò mò
Bé luôn có sự thích thú với căn bếp - nơi mà mẹ làm nên những món ăn ngon cùng những động tác đầy thú vị. Vì thế, việc khơi gợi trí tò mò của bé đối với căn bếp là điều không hề khó. Chỉ cần nhẹ nhàng hỏi: “Con có muốn biết món trứng ốp là làm như thế nào không!?” chắc chắn, bạn sẽ nhận lại một câu trả lời đầy tích cực để bắt đầu dạy con biết làm bếp.
- Chọn món ăn hợp với độ tuổi
Tuỳ theo độ tuổi cũng như khả năng khéo léo của bé mà bạn chọn món phù hợp để dạy con. Hãy cho bé khởi đầu với các món đơn giản và tăng dần độ phức tạp. Độ tuổi vào bếp thích hợp là 7 - 8 tuổi, các món bé khoái khẩu như trứng ốp, thịt xông khói kẹp bánh mì… là lựa chọn hợp lý cho sự khởi đầu “công cuộc” bếp núc của bé.
- Trang bị các kiến thức an toàn
Vì trong nhà bếp có các vật dụng như dao, bếp ga, bếp điện... tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho bé. Bạn nhớ lưu ý trước cho bé những hiểm nguy có thể xảy ra để bé chú ý và phòng tránh. Đừng quên “nhắc nhở” bé rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thức ăn và sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể trở thành tấm gương cho bé.
- Dạy bé chọn thực phẩm
Việc bếp núc không chỉ dừng ở căn bếp mà còn ở cách chọn lựa thực phẩm tươi ngon và lên thực đơn hàng ngày. Vì thế, rủ bé đi chợ cùng sẽ giúp bé xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, ưu tiên chọn các thực phẩm bổ dưỡng cho chế độ dinh dưỡng hàng ngày từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
- Hãy kiên nhẫn