Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, không phải đợi trẻ đến 5-6 tháng, khi con có nhận thức hơn thì mới dạy bảo chúng. Thực tế, ngay khi vừa lọt lòng mẹ, con đã cần được dạy để trở nên thông minh vượt trội hơn. Nếu biết cách dạy trẻ, chắc chắn bé sẽ phát triển tối ưu về trí não, khả năng tư duy, học hỏi nhạy bén hơn bạn bè đồng trang lứa. Đồng thời tình cảm giữa con cái và cha mẹ cũng trở nên tốt đẹp hơn.
Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều, nhưng khi con thức mẹ hãy giao tiếp nhiều với con bằng mắt nhé. Cái nhìn âu yếm, bàn tay vỗ về của mẹ sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình thương từ người thân. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có khả năng nhận biết khuôn mặt người từ rất sớm. Mỗi lần bé nhìn mẹ chăm chú chính là lúc bé đang lấp đầy bộ nhớ của mình.
Nghiên cứu cho thấy, trẻ từ 2 ngày tuổi đã có thể bắt chước những chuyển động đơn giản của khuôn mặt người lớn. Đó là dấu hiệu liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ từ rất sớm. Vì vậy khi giao tiếp với bé, cha mẹ nên có nhiều biểu cảm trên gương mặt, làm nhiều hành động thú vị để con quan sát, học hỏi. Mẹ hãy tạo ra những biểu cảm hài hước như phồng má, thè lưỡi hoặc có phản ứng vui nhộn khi con chạm vào các bộ phận trên mặt mẹ nhé.
Theo quan niệm xưa, việc cho bé soi gương sẽ khiến con chậm nói, hoặc nói ngọng. Tuy nhiên các chuyên gia Nhi khoa đã chỉ ra rằng, đây là quan niệm phiến diện, không đúng khoa học. Khi bé soi gương hoàn toàn có lợi. Con sẽ thấy mình trong gương và thích thú với việc vẫy tay và làm bé "khác" mỉm cười. Đây cũng là cơ sở ban đầu hình thành kỹ năng xã hội ở trẻ.
Để 2 bức tranh được vẽ đơn giản, giống nhau cách mặt bé khoảng 20-30cm. Tuy chỉ ở giai đoạn sơ sinh nhưng nếu nhìn đi nhìn lại bức tranh, bé vẫn nhận ra điểm khác biệt. Hành động này kích thích tư duy bé phát triển, tạo tiền đề cho việc nhận dạng mặt chữ cũng như học chữ sau này.
Việc này giúp con phát triển thị giác và rèn luyện khả năng tập trung, điều cần thiết cho quá trình học sau này của trẻ. Bé sẽ dễ dàng nhận biết các màu và phân biệt được màu sắc.
Mỗi ngày mẹ hãy cho con nghe nhạc khoảng 15-30 phút. Âm nhạc luôn có tác động tích cực đến bộ não của trẻ. Nó giúp kích thích các giác quan, mở rộng nhận thức và cảm nhận của bé.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những trẻ tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc từ bé, sẽ học toán tốt hơn vì âm nhạc phát triển trí tuệ cho trẻ sơ sinh rất mạnh mẽ.
Mẹ nên dùng tay giữ nách của bé, để bé tự đứng trên chân của mình và đung đưa bé nhẹ nhàng theo nhạc. Nhạc cổ điển hay nhạc thiếu nhi vui nhộn đều thích hợp với con.
Hãy nói chuyện với con thường xuyên, kể cả khi con còn nhỏ chưa tương tác nhiều với cha mẹ. Việc này không chỉ giúp cho thính giác của con phát triển mà còn giúp cho tình cảm cha mẹ và con cái cải thiện hơn. Nếu giữ được thói quen đó sau này, con cái sẽ thường xuyên tâm sự với cha mẹ. Tình cảm gia đình cũng nhờ đó mà trẻ nên thắm thiết, vui vẻ hơn.
Khi cho con bú, mẹ có thể để núm ti chạm vào các vị trí khác nhau trên khuôn mặt bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má trái, má phải. Điều này giúp bé học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên dưới, trái phải. Thêm nữa, mẹ có thể sử dụng ngón tay hoặc khăn chà nhẹ vào hàm trên và hàm dưới. Bé sẽ học được cách nhận biết cảm giác khi liếm, cắn những vật không giống nhau.
Khi cho con chơi nhiều đồ chơi khác nhau, hoặc cho tay bé chạm vào nhiều thứ đa dạng là cha mẹ đang phát triển xúc giác của con 1 cách đúng đắn. Bé sẽ có những phản xạ xuất hiện trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Sau này con trở nên năng động, nhạy cảm và hoạt bát hơn.
Ở giai đoạn sơ sinh, bé đã biết lắng nghe mẹ nói. Có thể lúc đầu con chỉ chăm chú nhìn mẹ, chưa biết trả lời. Nhưng theo chuyên gia Nhi khoa, mẹ hãy tạo những khoảng dừng cần thiết khi trò chuyện với bé. Một thời gian sau, chắc chắn bé sẽ dùng ngôn ngữ của mình để lấp đầy những khoảng trống này và nhiệt tình hưởng ứng câu chuyện của mẹ.
Âm nhạc vốn đã có nhiều lợi ích cho sự phát triển trí não và cảm xúc của trẻ. Việc mẹ hát cho con nghe bằng sự yêu mến, con sẽ dễ dàng cảm nhận bài hát hơn. Tình cảm mẹ con sẽ trở nên thân thiết hơn. Mẹ cũng thêm yêu thương và gần gũi đứa con của mình.
Trò chơi này không chỉ làm bé vui vẻ mà còn giúp não bộ của con trở nên linh hoạt. Khi chơi, con sẽ thích thú với sự bất ngờ, ghi nhớ biểu cảm trên gương mặt mẹ và có thể ngó trước ngó sau tìm kiếm mẹ.
Nhiều người cho rằng bé sơ sinh còn quá nhỏ, chưa hiểu gì nên việc đọc sách cho bé nghe chẳng mang lại lợi ích gì.
Thực tế, đọc sách cho bé nghe không chỉ tăng tương tác giữa mẹ và con mà còn thúc đẩy sự phát triển não bộ ở trẻ. Việc tiếp xúc với vốn từ vựng phong phú mỗi ngày còn giúp con học đọc nhanh hơn sau này. Đây cũng là cách giáo dục trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
Thường xuyên cho con đi dạo là cách giúp bé mở mang tầm nhìn và khám phá thế giới xung quanh. Đặc biệt, mẹ vừa đi vừa trò chuyện, vừa giới thiệu với con những gì bé thấy trên đường cũng là cách phát triển nhận thức và khả năng ngôn ngữ của con.
Ngoài ra mẹ có thể cho bé đến những nơi đông người như khu trung tâm thương mại, siêu thị... để bé khám phá không gian nhiều màu sắc, lắng nghe âm thanh nhộn nhịp tại đây và dần học các kỹ năng giao tiếp. Thực tế cho thấy những đứa trẻ thường xuyên ra ngoài, đi nhiều nơi thì kỹ năng giao tiếp cũng tốt hơn, chúng năng động, hoạt bát và giàu trí tưởng tượng hơn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn