Ung thư xương là sự hình thành của một hoặc nhiều khối u ác tính trong xương. Các tế bào ung thư phân chia nhanh chóng, không theo sự kiểm soát của cơ thể, do đó chúng sẽ cạnh tranh với các mô xương lành, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Ung thư xương có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (di căn tới những cơ quan khác như gan, phổi, lá lách, vú,...). Tuy nhiên, đa số các trường hợp phát hiện ra bệnh đều đã ở giai đoạn muộn, do vậy hầu hết các bệnh nhân đều mắc ung thư xương thứ phát.
- Ung thư xương thường xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như xương đùi, xương chày, đầu trên xương cánh tay và đầu dưới xương quay.
Ung thư xương là sự hình thành của một hoặc nhiều khối u ác tính trong xương. (Nguồn ảnh: Internet)
Ung thư xương có chữa được không? Ung thư xương nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh nhân vẫn có cơ hội chữa khỏi bệnh.
Có 3 loại ung thư xương chính:
- Sarcoma sụn: ung thư xuất hiện ở mô sụn, thường gặp ở các vị trí như vai, đùi và xương chậu.
- Sarcoma xương: ung thư xuất hiện ở mô xương, thường gặp ở các vị trí như cánh tay và đầu gối
- Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): ung thư xuất hiện ở xương, hoặc các mô mềm như mạch máu, mô sợi, mô mỡ, cơ, hay các mô nâng đỡ khác). Loại ung thư này thường gặp ở các vị trí như cánh tay, cẳng chân, xương chậu và dọc xương sống.
Bệnh ung thư xương được chia làm nhiều cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Tùy từng giai đoạn, bệnh sẽ có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mờ nhạt và dễ bị nhầm với các bệnh khác. Ở giai đoạn cuối, bệnh sẽ biểu hiện rõ ràng hơn và người bệnh có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng. Một số triệu chứng ung thư xương đặc trưng gồm:
- Đau nhức: đây là một trong những dấu hiệu ung thư xương đầu tiên và thường gặp nhất. Ban đầu, người bệnh sẽ có những cơn đau mơ hồ trong xương, sau đó các cơn đau sẽ rõ ràng hơn, đau theo từng đợt ngắn rồi đau liên tục. Việc dùng thuốc giảm đau cũng không làm giảm bớt cơn đau. Nếu người bệnh không được điều trị thì các cơn đau sẽ ngày càng kéo dài và đau hơn.
- Sưng, nổi cục: ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy xương bị sưng lên và biến dạng. Tình trạng này ngày càng nặng hơn làm cho mô xương nhú ra ngoài, bề mặt lồi lõm bất thường hoặc trơn bóng. Những khối u này sẽ khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu và đau nhức từ trong xương. Vùng da có khối u sẽ có màu hồng và ấm hơn các vùng da khác.
Bệnh nhân ung thư xương sẽ có dấu hiệu sưng nổi cục, cảm giác đau, bứt rứt, khó chịu. (Nguồn ảnh: Internet)
- Cơ thể bị biến dạng: khi các khối u phát triển, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ xương, gây biến dạng cơ thể, dị tật, các chi dưới thay đổi bất thường.
- Dấu hiệu bị nén ép: khi khối u xâm lấn vào khoang mũi, khoang sọ, chúng sẽ chèn ép mũi vào não, dẫn tới một số vấn đề về hô hấp, não cũng sẽ phản ứng chậm chạp hơn. Khối u đèn nén vào cột sống có thể gây tê liệt. Khối u phát triển và chèn vào bàng quang, trực tràng và ruột sẽ gây khó tiểu. Khối u di căn lên gan gây vàng da, vàng mắt, gan to, nước tiểu sậm màu. Khối u di căn sang phổi sẽ gây ho dai dẳng, khó thở, tràn dịch màng phổi,...
- Rối loạn chức năng xương: ung thư xương cũng gây ra các triệu chứng teo cơ và rối loạn chức năng xương nghiêm trọng.
- Cơ thể suy nhược trầm trọng: người bệnh xanh xao, môi tái, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, bạch cầu cao, nhiễm độc làm cho cơ thể bị suy nhược nhanh chóng.
- Gãy xương: khu vực xương bị ung thư thường dễ bị gãy, có thể gây liệt chân.
Người bị ung thư xương rất dễ bị gãy xương. (Nguồn ảnh: Internet)
Vị trí hay gặp ung thư: đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương tay, đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, xương bả vai, xương chậu,...
- Nguyên nhân chính gây bệnh ung thư xương là do lỗi của DNA làm cho các tế bào phát triển và phân chia một cách không kiểm soát. Phần lớn các trường hợp mắc ung thư xương đều là trẻ em trong độ tuổi phát triển xương (12- 20 tuổi).
Một số nguyên nhân gây ung thư khác gồm:
- Chấn thương: ung thư xương có thể xảy ra khi xương bị va chạm hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài trong một thời gian dài.
- Bức xạ ion hóa: tiếp xúc với các tia bức xạ, tia ion hóa trong quá trình xạ trị cũng gây ra sự biến đổi trong tế bào, do đó dẫn đến ung thư.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương gồm:
- Tiền sử phơi nhiễm phóng xạ hoặc đã xạ trị trước đó
- Di truyền: tiền sử gia đình có người mắc các hội chứng Rothmund-Thomson, Li-Fraumeni, u nguyên bào võng mạc….
- Bệnh Paget xương: đây là một loại bệnh tiền ung thư lành tính. Nó tham gia vào quá trình tái tạo tế bào bình thường của cơ thể, trong đó có quá trình mô xương mới thay thế mô xương cũ. Theo thời gian, bệnh có thể gây rối loạn và hình thành một tổ chức xương mới có cấu trúc bất thường.
Để chẩn đoán ung thư xương, trước tiên các bác sĩ sẽ hỏi về các dấu hiệu của bạn và tiền sử bệnh của gia đình. Nếu nghi ngờ bạn có thể mắc ung thư, các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm sau:
- Chụp X-quang: xác định số lượng, vị trí xương không lành lặn, có lỗ trong xương hay khối u, ranh giới tổn thương. Nếu phát hiện có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn sẽ được chỉ định làm sinh thiết để kiểm tra xem có bị ung thư hay không.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): phương pháp này sử dụng nhiều tia X từ các góc khác nhau nhằm cung cấp thông tin rõ hơn so với chụp X-quang.
- Xạ hình xương: ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm một chất phóng xạ vào mạch máu của bạn. Chất phóng xạ sẽ di chuyển vào xương và được chụp lại bằng máy xạ hình. Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh xạ hình để chẩn đoán bệnh.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: phương pháp này dùng để đánh giá mức độ và sự lan rộng của tổn thương trong xương, trong mô mềm, tủy, mạch máu và xâm lấn thần kinh.
- Các xét nghiệm khác: chụp X-quang phổi, siêu âm ổ bụng,..
Các biện pháp điều trị ung thư xương bao gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị
- Phẫu thuật: Các bác sĩ sẽ sử dụng những kỹ thuật ngoại khoa đặc biệt để loại bỏ khối u. Phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian để hồi phục
- Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật để ngăn chặn sự phát triển của khối u và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Xạ trị: phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt và làm ngừng sự phát triển của tế bào ung thư. Xạ trị có thể dùng kết hợp với phẫu thuật, nó có thể gây hại cho bệnh nhân và có thể dẫn đến biến chứng.
Các phương pháp điều trị ung thư xương gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. (Nguồn ảnh: Internet)
Các yếu tố như giai đoạn phát hiện bệnh, sức khỏe tổng thể của người bệnh và khả năng đáp ứng điều trị ảnh hưởng lớn tới thời gian sống của bệnh nhân.
Giai đoạn | Biểu hiện | Tỷ lệ sống sau 5 năm |
Giai đoạn 1 | Ung thư vẫn còn khu trú và chư lây lan sang các mô xung quanh | 80% |
Giai đoạn 2 | Kích thước khối u tăng lên nhưng vẫn chưa lây lan ra các mô xung quanh | 70% |
Giai đoạn 3 | Ung thư xâm lấn đến các hạch bạch huyết xung quanh | 60% |
Giai đoạn 4 | Ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể | 20-50% |
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn