Tâm lý con người vô cùng phức tạp, nhưng các phản ứng tâm lý lại đơn giản hơn một chút vì chúng là biểu hiện có khoa học và logic, đi theo nguyên tắc nhất định.
Quan sát trong cuộc sống hằng ngày và những cuộc giao tiếp, sẽ không khó nhận ra một vài biểu hiện của phản ứng tâm lý con người. Trải nghiệm và va chạm càng nhiều, bạn mới dễ dàng thấu hiểu lòng người.
1. Người tự ti đến tận xương cốt luôn muốn nhìn thấy mặt xấu xí nhất của người khác. Họ cúm rúm trước kẻ mạnh, lên mặt với kẻ yếu. Những người này thường không thể làm nên đại sự, ngoài đời thì rón rén nhưng trong nhà gan hùm mật gấu.
2. Người ta sẽ không vứt rác những nơi sạch sẽ, nhưng một khi, nơi đâu xuất hiện rác rưởi thì chỗ đó sẽ trở thành một đống rác. Bất kể chuyện nhỏ hay chuyện lớn, nếu ban đầu bạn không khắc phục vấn đề thì thời gian lâu dẫn sẽ khó lòng sửa đổi.
3. 90% phụ nữ mặc dù biết đối phương là đàn ông xấu xa nhưng vẫn không dứt khoát buông tay. Điều này cũng dễ hiểu vì họ cho rằng bản thân đã cho đi rất nhiều nên không cam tâm từ bỏ. Cho đi càng nhiều thì cái giá càng đắt, cũng khó lòng lùi bước.
4. Mọi chuyện ở đời đều có một nguyên tắc: Bắt đầu thì khó khăn, dần về sau mới trở nên dễ dàng. Cũng giống như khởi động một chiếc xe, ban đầu nổ máy chậm chạp, rồi sau đó mới trơn tru tăng tốc hơn được.
5. Một người làm 99 chuyện tốt, nhưng chỉ cần 1 chuyện xấu cũng đủ bị phán xét là người không ra gì. Ngược lại, nếu bạn làm 99 chuyện xấu, nhưng chỉ cần làm 1 chuyện tốt, người khác sẽ cảm thấy bạn quay đầu là bờ. Cuộc sống là thế.
6. Khi báo cáo công việc với sếp, có chuyện xấu và có cả chuyện tốt, bạn nên nói điều gì trước? Đáp án chính là chuyện xấu. Vì tâm lý con người có xu hướng trốn tránh tổn hại và mất mát. Do đó, hãy cho đối phương nếm trải điều xấu trước, rồi hãy đề cập đến chuyện tốt, tâm lý của họ sẽ chuyển biến theo hướng tích cực hơn.
7. Trong cuộc sống, bạn càng giấu giếm khuyết điểm thì người khác lại càng quan tâm hơn. Một khi mọi chuyện phanh phui thì kết quả sẽ trở nên cực đoan hơn. Chính vì vậy, bạn có thể tự vạch trần bản thân để đối phương làm quen với những điều không tốt của mình. Nhờ đó, kết quả sẽ không còn nghiêm trọng như trước.
8. Nếu bạn có tính cách hướng nội, thậm chí có xu hướng tự ti khi đối diện với người lạ. Vậy thì cách giải quyết hợp lý nhất chính là chủ động giới thiệu bản thân với họ.
9. Nếu phát hiện sếp chuẩn bị muốn nổi giận với mình, bạn có thể rút ngắn khoảng cách với họ, ví dụ như ngồi lại gần hơn. Vì con người khó mắng nhiếc to tiếng với người đang ở cự ly gần với mình.
10. Người đã từng được bạn giúp đỡ chưa chắc biết báo đáp. Nhưng người từng giúp đỡ bạn thường sẵn sàng dang tay giúp thêm một lần nữa.
11. Sở hữu càng nhiều thì càng khó biết thỏa mãn. Cũng giống như việc mua quần áo. Bạn mua 1 đôi giày rất đẹp, sau đó bạn lại muốn càng nhiều bộ quần áo hơn để phù hợp với đôi giày đó. Mọi chuyện sẽ không dừng lại nếu bạn chưa phát hiện thứ mình đang sở hữu không phù hợp với bản thân.
12. Con người thường có tâm lý "càng cấm càng làm". Bạn càng không cho tôi thứ gì, tôi càng muốn thứ đó hơn. Đây có lẽ cũng là một biểu hiện của sự ngoan cố, hay cố chấp. Bản tính con người là hiếu thắng và cố sức bảo vệ cái tôi. Đôi khi không phải bố mẹ cứ răn đe thì con cái sẽ ngoan ngoãn, thậm chí còn nung nấu trong chúng ý định phản nghịch hơn.
(Nguồn: Zhihu)
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn