Chọn nhầm chồng
Con gái vừa ra trường đã đòi đăng ký kết hôn, chị Trần Thị Hương (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) đã ra sức ngăn cản nhưng Nguyễn Hồng Nhung, con gái chị, nhất quyết không nghe.
“Hai đứa quen nhau từ năm thứ ba đại học. Ra trường, hai đứa đều sớm có việc làm nên gia đình thằng bé muốn hai đứa tổ chức đám cưới. Vợ chồng tôi nghĩ thời gian chúng quen nhau chưa nhiều, hơn nữa hai đứa còn trẻ, chưa hiểu hết những khó khăn và rắc rối có thể gặp trong quá trình kết hôn nên muốn khuyên hai đứa chờ thêm một thời gian” - chị Hương tâm sự - “Nhưng đúng là con dại cái mang! Con bé thấy bố mẹ phản đối, càng ra sức chống đối. Tới khi con bé nói với tôi rằng, nếu không đồng ý, hai đứa sẽ... “ăn cơm trước kẻng”, hai vợ chồng tôi đành lắc đầu chịu thua. Thương con mà con đâu hiểu được!”.
Chưa đầy nửa năm sau khi tổ chức đám cưới và về ở chung, Nhung và chồng thường xuyên xảy ra tranh cãi. Nguyên nhân chủ yếu vì hai người còn quá trẻ con, chưa biết cách thấu hiểu cho nhau, chưa học được cách chấp nhận sự khác biệt giữa tình yêu và hôn nhân.
Trong cùng một năm chị Hương phải đón nhận tin con gái cưới và tin con gái ra tòa ly dị chồng. Chồng chị Hương tức giận, tuyên bố: “Nếu con ly hôn, bố mẹ sẽ từ con!”.
Đi đường vòng
Tốt nghiệp trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Trịnh Vân Bích (Phú Thọ) đã không chọn con đường vào các tổ chức kinh tế, các công ty hay ngân hàng để làm việc. Thay vào đó, Bích quyết định dấn thân vào con đường mạo hiểm: Trở thành đại lý của một công ty bán hàng đa cấp.
“Không biết ở thị trường quốc tế ra sao nhưng ở Việt Nam, đâu có ai ưa những người bán hàng đa cấp. Con nói công việc đó sẽ giúp con kiếm được nhiều tiền. Vợ chồng tôi nói thế nào con cũng không chịu nghe”, chị Phạm Vân Hạ tâm sự.
Để bán được hàng, con gái chị Hạ thường xuyên phải ngồi cà phê với người này người khác. Tiền thu về từ mỗi món hàng được bán ra không phải là ít, song chi phí để thuyết phục người mua hàng cũng không hề nhỏ. Sau hơn một năm, vợ chồng chị Hạ vẫn phải đều đặn trợ cấp tiền cho con mỗi tháng. “Mới đây, con nói với chúng tôi rằng không muốn bán hàng kiểu đó nữa! Con muốn đi làm ở văn phòng, cơ quan đàng hoàng để có thể ổn định cuộc sống”, chị Hạ chia sẻ.
Những người bạn của Bích, sau khi có một năm kinh nghiệm đều đã có công việc và thu nhập ổn định. Trong khi, Bích giờ mới dấn thân vào sự nghiệp nên phải chấp nhận bắt đầu từ vị trí thực tập sinh.
“Con bé cảm thấy chán nản vì nghĩ mình thua kém bạn bè. Chúng tôi đã phải động viên con rất nhiều. Ai cũng có quyền mắc sai lầm. Nhưng điều đáng mừng là con đã không mất quá nhiều thời gian cho lựa chọn sai lầm đó!”, chị Hạ cho biết.
Con gái vừa ra trường đã đòi đăng ký kết hôn, chị Trần Thị Hương (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) đã ra sức ngăn cản nhưng Nguyễn Hồng Nhung, con gái chị, nhất quyết không nghe.
“Hai đứa quen nhau từ năm thứ ba đại học. Ra trường, hai đứa đều sớm có việc làm nên gia đình thằng bé muốn hai đứa tổ chức đám cưới. Vợ chồng tôi nghĩ thời gian chúng quen nhau chưa nhiều, hơn nữa hai đứa còn trẻ, chưa hiểu hết những khó khăn và rắc rối có thể gặp trong quá trình kết hôn nên muốn khuyên hai đứa chờ thêm một thời gian” - chị Hương tâm sự - “Nhưng đúng là con dại cái mang! Con bé thấy bố mẹ phản đối, càng ra sức chống đối. Tới khi con bé nói với tôi rằng, nếu không đồng ý, hai đứa sẽ... “ăn cơm trước kẻng”, hai vợ chồng tôi đành lắc đầu chịu thua. Thương con mà con đâu hiểu được!”.
Cha mẹ hãy luôn bên con, kịp thời động viên khi con gặp khó khăn, thất bại Ảnh minh họa: internet |
Trong cùng một năm chị Hương phải đón nhận tin con gái cưới và tin con gái ra tòa ly dị chồng. Chồng chị Hương tức giận, tuyên bố: “Nếu con ly hôn, bố mẹ sẽ từ con!”.
Đi đường vòng
Tốt nghiệp trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Trịnh Vân Bích (Phú Thọ) đã không chọn con đường vào các tổ chức kinh tế, các công ty hay ngân hàng để làm việc. Thay vào đó, Bích quyết định dấn thân vào con đường mạo hiểm: Trở thành đại lý của một công ty bán hàng đa cấp.
“Không biết ở thị trường quốc tế ra sao nhưng ở Việt Nam, đâu có ai ưa những người bán hàng đa cấp. Con nói công việc đó sẽ giúp con kiếm được nhiều tiền. Vợ chồng tôi nói thế nào con cũng không chịu nghe”, chị Phạm Vân Hạ tâm sự.
Để bán được hàng, con gái chị Hạ thường xuyên phải ngồi cà phê với người này người khác. Tiền thu về từ mỗi món hàng được bán ra không phải là ít, song chi phí để thuyết phục người mua hàng cũng không hề nhỏ. Sau hơn một năm, vợ chồng chị Hạ vẫn phải đều đặn trợ cấp tiền cho con mỗi tháng. “Mới đây, con nói với chúng tôi rằng không muốn bán hàng kiểu đó nữa! Con muốn đi làm ở văn phòng, cơ quan đàng hoàng để có thể ổn định cuộc sống”, chị Hạ chia sẻ.
Những người bạn của Bích, sau khi có một năm kinh nghiệm đều đã có công việc và thu nhập ổn định. Trong khi, Bích giờ mới dấn thân vào sự nghiệp nên phải chấp nhận bắt đầu từ vị trí thực tập sinh.
“Con bé cảm thấy chán nản vì nghĩ mình thua kém bạn bè. Chúng tôi đã phải động viên con rất nhiều. Ai cũng có quyền mắc sai lầm. Nhưng điều đáng mừng là con đã không mất quá nhiều thời gian cho lựa chọn sai lầm đó!”, chị Hạ cho biết.
Lời nhắn tới bố mẹ
Con lựa chọn sai lầm không có nghĩa là sau đó, con phải đi theo những lựa chọn của bố mẹ! Hãy luôn cho phép con tự lựa chọn. Chắc chắn sau những vấp ngã, con sẽ tìm đến để được bố mẹ tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm.Không ai mong muốn những sai lầm. Nếu bạn không muốn con mắc sai lầm một thì con càng không mong chờ điều đó gấp mười lần. Con sẽ không thể đứng lên từ sai lầm nếu bạn không ngừng trách mắng, chì chiết. Thất bại dễ khiến các con cảm thấy mất tự tin vào bản thân. Cha mẹ hãy ở bên động viên và trở thành nguồn động lực của con. |