Chính quyền Trung Quốc đã chính thức triển khai "chính sách một con" năm 1979 nhằm kiểm soát dân số đang ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, với tư tưởng mong sinh con trai để nối dõi vẫn đè nặng trong tâm trí người dân. Do đó, nhiều bé gái mới sinh ra thường bị gia đình mình đem cho làm con nuôi, thậm chí bị bỏ rơi nơi hoang vắng. Nhiều người may mắn sống sót khi được những người tốt bụng đem về nuôi. Khi lớn lên, nhiều người vẫn khao khát mong tìm lại cha mẹ ruột.
Tuy nhiên, với tư tưởng mong sinh con trai để nối dõi vẫn đè nặng trong tâm trí người dân. Do đó, nhiều bé gái mới sinh ra thường bị gia đình mình đem cho làm con nuôi, thậm chí bị bỏ rơi nơi hoang vắng. Nhiều người may mắn sống sót khi được những người tốt bụng đem về nuôi. Khi lớn lên, nhiều người vẫn khao khát mong tìm lại cha mẹ ruột.
"Việc đoàn tụ giống như một giấc mơ"
Chị Cai Fengxia sinh năm 1979. Mặc dù từng bị cha mẹ ruột bỏ rơi ở bên ngoài nhà sinh hoạt cộng đồng xã Nghiêu Thích, thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) khi mới 25 ngày tuổi. Thế nhưng chị vẫn luôn muốn tìm lại những người đã sinh thành ra mình. Vậy mà khi ngồi ăn với họ sau hơn 38 năm trời xa cách, chị lại khóc và nghĩ về người cha nuôi lớn tuổi đang sống tại huyện Nãng San cách đó hàng trăm cây số. Chị Cai chia sẻ: "Tôi rất nhớ cha và tự hỏi không biết ông đã ăn tối chưa."
Chị Cai Fengxia (mặc áo đỏ quay lưng lại) bên bố mẹ và chị em ruột của mình. |
Ông Zhou kể rằng ông đã khóc rất nhiều những ngày mới bỏ con. 2 năm sau, ông có con trai.
Theo thống kê của tỉnh Giang Tô, chỉ riêng năm trong 1979 có tới 425 trẻ mồ côi ở địa phương - gồm cả trẻ mất cha mẹ lẫn bị bỏ rơi do chính sách một con. Phần lớn số này là bé gái. Nhiều người nghĩ rằng nếu sinh con trai thì mới giữ lại và đáng đóng tiền phạt bởi đứa bé ấy sẽ giúp duy trì nòi giống và phụng dưỡng họ khi tuổi già.
Chị Cai Fengxia cùng chồng ở nhà cha mẹ đẻ |
Năm 2012, chị Cai tham gia Hiệp hội tình nguyện tìm người thân ở tỉnh. Chị đã gửi mẫu ADN tới ngân hàng ADN Viện khoa học Pháp y và 4 năm sau thì được thông báo đã tìm thấy gia đình.
Cha nuôi nấu thức ăn cho chị Cai Fengxia |
"Tôi chưa bao giờ được cảm nhận đầy đủ tình phụ tử"
Năm 1979, cha của chị Lin Chunhong là ông Wang Xing đã có hai con gái và cũng đảm nhiệm công việc quản lý tại một nhà máy nhỏ trong vùng. Luôn khát con trai nhưng cố sinh lần 3 vẫn chỉ có con gái. Đối mặt với khoản tiền phạt cùng nguy cơ bị đuổi việc, ông Xing nhờ chị mình đem vứt đứa con gái mới sinh ở ngoài một nhà máy sản xuất tại thành phố Thấm Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Cảm thấy giằng xé vì quyết định bỏ con, vài giờ sau, cha chị đã quay trở lại tìm con nhưng không thấy nữa. Ông đã khóc nhiều ngày sau đó.
Chị Lin Chunhong khóc khi kể về tuổi thơ bị chế giễu là con rơi |
Người mẹ nuôi không kể với chị về nguồn cội. Chị chỉ nghe những người hàng xóm và bạn bè xì xào mình bị bỏ rơi và được nhận nuôi. Suốt thời thơ ấu, chị luôn bị bạn bè trêu chọc khiến chị luôn căm hận cha mẹ ruột.
Mặc dù sự hà khắc của chính sách một con dần nới lỏng khi giữa những năm 1990, các gia đình ở nông thôn được phép có con thứ hai nếu con đầu là gái hoặc khuyết tật. Chính sách này chỉ bãi bỏ hoàn toàn vào đầu năm 2016. Chính chị Lin cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách này một lần nữa khi năm 2009, vợ chồng chị có con thứ hai và chồng chị bị tạm giam một tháng.
Chị Lin Chunhong (mặc áo đỏ quay lưng lại) bên gia đình ruột thịt |
"Được gặp lại cha mẹ ruột sẽ là thời khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi"
Với chị Chen Kaijing, quá khứ của bản thân vẫn luôn là một ẩn số chưa có lời giải đáp. Năm 1982, chị được một người đàn ông độc thân nhận nuôi từ Viện bảo trợ xã hội tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô khi ông tới đây sinh sống. "Cha không lập gia đình, vì vậy, tôi đã được một bà dì trong nhà chăm sóc giống như con của mình", chị Chen nói.
Chị Chen Kaijing không hề biết mình đến từ đâu |
Sau khi kết hôn, chị sinh con gái thứ hai năm 2008 và được một số người họ hàng nhà chồng khuyên nên đem bỏ đi để có cơ hội kiếm con trai nối dõi tông đường. Chị đã từ chối: “Tôi từng bị bỏ rơi và chưa thể biết mình được tới từ đâu. Tôi không muốn con gái cũng phải chịu điều đó".
Chị Chen Kaijing luôn hy vọng có thể được gặp lại cha mẹ ruột vào một ngày nào đó. |
Chị Chen Kaijing (mặc áo đỏ quay lưng lại) và ba con |
Con gái chị, hiện 15 tuổi, cũng giúp mẹ đưa thông tin lên mạng. "Tôi mong chờ ngày được gặp đấng sinh thành và đó sẽ là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời", chị nói.