Các nhà sản xuất phim và video đóng vai trò quan trọng không chỉ trong nền điện ảnh đang phát triển của Việt Nam mà còn hỗ trợ truyền thông nói chung.
Thị trường phim trong nước đang bùng nổ, được thúc đẩy bởi lượng khán giả trẻ ngày càng "có gu", mong muốn thưởng thức những bộ phim đồng điệu sâu sắc với cảm xúc của họ và bản sắc văn hóa.
Bên cạnh thành công trong nước, phim Việt đang được thế giới công nhận với sự xuất hiện đáng chú ý tại các liên hoan phim danh giá như Cannes và Berlin. Đặc biệt, các phim "Bên trong vỏ kén vàng" của Phạm Thiên Ân và "Cu li không bao giờ khóc" của Phạm Ngọc Lân đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trên trường quốc tế.
Với sự phát triển vượt bậc của điện ảnh trong nước cùng sự đánh giá cao dành cho phim Việt tại các liên hoan phim quốc tế lớn, các bộ phim khắc họa câu chuyện và nhân vật Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của khán giả toàn cầu.
Điều này mang đến cơ hội để các nhà làm phim trẻ, tài năng trong nước được lắng nghe và kể câu chuyện của họ với thế giới. Nhu cầu ngày càng tăng về nhân sự cho ngành điện ảnh Việt Nam có thể đến từ sự mở rộng của ngành, những thay đổi trong sở thích của khán giả, cũng như các tiến bộ công nghệ.
Các phương tiện truyền thông trực tuyến và mạng xã hội đang trở thành kênh truyền thông quan trọng, khiến nhu cầu cần có những người kể chuyện bằng hình ảnh có năng lực trên nhiều định dạng khác nhau tăng mạnh.
Những định dạng này bao gồm phim chiếu rạp, phim truyền hình, truyền hình cáp, video trên web, podcast, MV, nội dung định hướng thương hiệu, TVC, phim tài liệu, bảng quảng cáo và thậm chí cả nội dung có tính lan truyền định dạng ngắn. Đây là thời điểm thú vị để trở thành người sáng tạo nội dung tại Việt Nam vì có rất nhiều cơ hội mới cho thị trường đang phát triển này.
Việc "nhai đi nhai lại" các công thức Hollywood và "chán chường với nhượng quyền thương mại" các bộ phim bom tấn, phần tiếp theo và phần tiền truyện các phim siêu anh hùng có thể đẩy khán giả quay về với phim "cây nhà lá vườn" và chứng kiến hình ảnh đại diện tích cực của người Việt trên cả màn ảnh lớn, nhỏ.
Với nhu cầu và lượng người xem ngày càng tăng cùng ngân sách ngày lớn hơn, giá trị sản xuất buộc phải cao hơn và cách kể chuyện cũng như thể hiện phải tốt hơn.
Khi Việt Nam cởi mở hơn về nội dung xuất hiện trên màn ảnh, người làm nghề có thể khám phá nhiều thể loại hơn, cho phép kể những câu chuyện khác nhau, nghe và lật mở những giọng nói khác nhau, đồng thời mang đến cho khán giả nhiều lựa chọn hơn.
Các dự án trong tương lai có thể không chỉ thành công trong nước mà còn có sức sống vượt biên giới, hướng đến thị trường quốc tế rộng lớn hơn.
Chuẩn bị cho cơ hội toàn cầu "gõ cửa"
Các chương trình đào tạo điện ảnh và truyền thông tại các trường đại học trong nước sẽ trở thành nơi ươm mầm những người kể chuyện bằng hình ảnh có năng lực, có thể cống hiến cho nền điện ảnh Việt và đưa lên bản đồ toàn cầu. Thế giới sẽ sớm gõ cánh cửa nhà chúng ta và Việt Nam cần sẵn sàng để đáp ứng.
Đơn cử, năm nay, Đại học RMIT Việt Nam chào đón lứa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp ngành Sản xuất phim kỹ thuật số. Khả năng được tuyển dụng của các bạn rất cao do nhu cầu ngày càng tăng về nội dung Việt Nam chất lượng cao. Các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế đều đang tìm kiếm những nhà làm phim thông thạo và có kinh nghiệm, những người có khả năng kể chuyện tốt, có tầm nhìn và nền tảng vững chắc để sản xuất các loại nội dung đa dạng phù hợp với nhiều nền văn hóa và đối tượng khán giả khác nhau.
Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và làm việc trong cả môi trường quốc tế và địa phương cho các sinh viên vị thế tốt để thành công trong sự nghiệp điện ảnh và truyền thông. Sinh viên ngành Sản xuất phim kỹ thuật số được trang bị về mặt chủ đề, ngữ cảnh và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về phim và truyền thông cho khách hàng và cho chính các bạn. Sau khi tốt nghiệp, các bạn đã được trang bị đủ để sản xuất nội dung có khả năng truyền tải câu chuyện, lay động cảm xúc và mang tính giải trí với người xem.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn