Người tiêu dùng có một yếu tố sẽ khiến bản thân muốn chi tiêu nhiều hơn, cực mới và cần đề phòng: Đó là uống cà phê. Theo nghiên cứu gần đây của Đại học Nam Florida (USF) được đăng tải trên trang Science Daily cho biết cà phê ảnh hưởng đến số tiền bạn chi tiêu khi mua sắm. Cụ thể, nếu uống một tách cà phê trước hoặc trong khi đi mua sắm có thể khiến người đó chi tiêu nhiều hơn.
Trong ba thí nghiệm được thực hiện tại các cửa hàng bách hóa, những người uống một tách cà phê miễn phí trước khi mua sắm đã chi tiêu nhiều tiền hơn khoảng 50% và mua nhiều mặt hàng hơn gần 30% so với những người uống nước lọc hoặc cà phê decaf (là dòng cà phê được loại bỏ ít nhất 97% hàm lượng caffein). Các nhà nghiên cứu của Đại học Nam Florida đã tìm thấy kết quả tương tự trong một thử nghiệm với mua sắm trực tuyến.
Ross Steinman, Giáo sư tại Đại học Widener cùng là người nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, chia sẻ với trang Grow cho biết thực tế là cà phê miễn phí cũng có thể làm ảnh hưởng tới hành vi của người mua hàng. Nhiều người sau khi được uống cà phê miễn phí đã tuân theo một cách vô thức một quy ước xã hội được gọi là “chuẩn mực có đi có lại”, đó là cần mua 1 thứ gì đó để trả ơn lại. Người mua sắm lúc đó sẽ thoải mái hơn với ví của mình vì cảm thấy cần phải đáp lại hành động được miễn phí cà phê đó.
Ross Steinman cũng cho rằng cà phê có thể là sự thúc đẩy, khiến người tiêu dùng muốn mua sắm nhiều hơn. "Có thể cà phê đã kích hoạt trạng thái nhận thức khiến họ muốn mua nhiều thứ hơn dự định".
Sean Blair, trợ lý giáo sư tại Đại học Georgetown, một chuyên gia về tâm lý người tiêu dùng và ra quyết định chia sẻ với trang Grow cho biết: "Cà phê có thể khiến người mua sắm cảm thấy phấn khích và dễ chịu rồi hào hứng khi mua sắm dẫn tới mua nhiều hơn".
Giống như cà phê, có rất nhiều tác nhân gây bội chi khác khi mua sắm tại các cửa hàng hoặc trực tuyến. Các chương trình giảm giá trong thời gian có hạn cũng có thể khiến người mua sắm mua nhiều hơn vì họ cảm thấy rằng ưu đãi đó sẽ không quay lại. Có nhiều cách để hạn chế hành vi mua sắm tiêu dùng quá mức, và đây là gợi ý:
Trước khi bạn đi, hãy lập một danh sách cụ thể về những thứ cần mua. Steinman nói. "Viết nó ra hoặc gõ nó vào ghi chú. Cố gắng mua đúng theo danh sách đó". Nếu bạn nhìn thấy một món gì đó hấp dẫn, hãy nhìn lại danh sách này và nhắc nhở bản thân rằng nó không nằm trong kế hoạch và ngân sách của mình.
Blair nói rằng khoảng thời gian dành để đi mua sắm có thể ảnh hưởng đến việc bạn mua bao nhiêu. Vì vậy, hãy đặt ra một giới hạn thời gian. Nếu thiếu thời gian thường dẫn tới hành vi không xem giá hoặc ném vào giỏ hàng mà không suy nghĩ.
"Bạn không nên đi mua sắm vào thời điểm quá gấp gáp, nhưng bạn cũng không nên có một chuyến đi quá nhàn nhã vì nó cũng khiến bạn chi tiêu nhiều hơn".
Steinman nói: Nếu bạn đang mua sắm trực tuyến, đừng nhấn “thanh toán” ngay lập tức. Hãy để nó trong giỏ hàng của bạn 24 giờ và sau đó quay lại vào một ngày sau đó. Trong khoảng thời gian đó bạn hãy suy nghĩ xem có thực sự cần mua hay không.
24 giờ được gọi là "giai đoạn hạ nhiệt" để suy nghĩ kĩ càng hơn. Điều đó sẽ cho phép bạn trở lại “trạng thái cảm xúc nhất quán”.
Blair nói hãy lập ngân sách một số tiền nhất định cho những lần đi mua sắm của bạn. Chỉ chi tiền khi gặp những thứ gì đó bạn nghĩ rằng bản thân cần. Việc có một con số cụ thể có thể giúp bạn không bị bội chi.
Theo Grow
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn