Nhà văn Oscar Wilde từng nói: "Khi tôi còn trẻ, tôi nghĩ tiền là thứ quan trọng nhất trên đời. Bây giờ khi tôi đã già tôi nhận ra rằng nó chính xác là như vậy".
Cuộc sống của con người thực sự không thể tách rời tiền bạc. Hơn nữa, kiếm tiền giống như tích cát xây tháp mà tiêu tiền lại giống như nước chảy xuống biển. Nếu không biết cách quản lý tài chính thì dù cơ ngơi của bạn có là núi vàng thì cũng nhanh chóng bị hao mòn.
Khi về già, chúng ta có thể để con cái chăm sóc. Nhưng liệu điều kiện kinh tế của chúng có đủ khả năng làm được hay không? Liệu chúng có hiếu thảo hay không? Để những năm tháng tuổi già được an nhàn và hạnh phúc, người khôn ngoan không tiêu tiền vào 3 "vùng cấm" này
Đây là sai lầm nhiều bậc cha mẹ đang mắc phải khi thấy con cái vướng phải món nợ nào đó. Các chuyên gia cho rằng cha mẹ nên phân biệt giữa giúp đỡ và gánh vác cho con. Khi con cái phát triển sự nghiệp, cha mẹ nên thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ. Nhưng khi con làm ăn thua lỗ hay gặp vấn đề tài chính, cha mẹ không nên đứng ra gánh vác vấn đề này.
Muốn giúp con vượt qua bế tắc lâu dài, điều cha mẹ nên làm là đưa cho con "cần câu" và hướng dẫn cách sử dụng chiếc cần câu, làm sao để thu về nhiều cá, thay vì tặng cá cho con. Cha mẹ nên động viên để con vượt qua khó khăn, thay vì đứng ra nhận mọi nợ nần về mình.
Một số bậc phụ huynh lớn tuổi vì quá thương con mà dùng hết tài sản, tiền tích lũy được từ thời đi làm mà trả nợ cho con. Con cái nên hiểu rằng những tài sản đó là chỗ dựa tinh thần tuổi xế chiều của cha mẹ, mất đi rồi cha mẹ về già sẽ không xoay xở được.
Việc gánh vác nợ nần có thể khiến con mặc nhiên coi đó là trách nhiệm của cha mẹ. Từ đó, hình thành thái độ ỷ lại, trông chờ vào cha mẹ mỗi khi con cái nợ nần.
Người khôn ngoan biết rằng tiền sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu như bạn không có kế hoạch tiết kiệm. Thay vì phung phí mua sắm cho những món đồ không cần thiết, chi tiêu xa xỉ, vay mượn dùng trước trả sau… ở những năm tháng tuổi già, cách tốt nhất bạn nên làm là học cách tiết kiệm.
Ví dụ thế này, bạn mua một chiếc xe đạp để tập thể dục nhưng vì không đủ kiên trì nên chỉ sau vài lần sử dụng thì bạn đã vứt nó vào một xó. Vậy nên trước khi mua đồ bạn hãy suy nghĩ thật kỹ, bạn có thực sự cần đến và đủ quyết tâm để sử dụng nó thường xuyên không.
Nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho mình, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái chi tiêu vượt ngưỡng. Trong khi đó, ở những năm tháng tuổi già, tiền ra như nước tiền vào nhỏ giọt. Bởi nguồn thu nhập chính chỉ là lương hưu.
Chỉ khi thay đổi suy nghĩ chi tiêu vô tội vạ thành tận hưởng những thứ sẵn, bạn mới có thể bình yên hưởng tuổi già với số tiền tiết kiệm đã tích lũy.
Trong nửa sau của cuộc đời, bạn phải ổn định bản thân và dành nhiều thời gian cho mình. Dù không quá thành công cũng không sao, chỉ cần bạn có thể sống một cuộc sống đơn giản, biết đủ là phúc. Những mối làm ăn lớn, những cơ hội béo bở, bạn cần bình tâm một đoạn thời gian rồi hãy quyết định sau. Mọi thứ vào độ tuổi ngũ tuần đều nên nắm bắt thật kỹ rồi hãy hành động. Nếu bản thân cảm thấy mơ hồ thì tuyệt đối đừng làm.
Ảnh minh họa
Trong thực tế, không muốn tiêu tiền chỉ khiến chúng ta nghèo đi. Tiền bạc là những con số vô tri mà tự thân nó không thể đổi lấy được bất cứ giá trị nào. Tiền bạc chỉ có thể phát huy giá trị của chính nó khi phục vụ nhu cầu của cuộc sống con người.
Song thay vì chi tiêu vào 3 điều trên, bạn nên sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào bản thân. Chi tiền để đổi lấy kiến thức là sự lựa chọn hàng đầu. Đây là khoản đầu tư rất dễ thu lợi nhuận và rất an toàn.
Số tiền bạn chi tiêu cho bản thân sẽ được "thu hoạch" bằng nhiều cách khác nhau: Vốn tri thức mà bạn có, một công việc ổn định hay đơn giản là thay đổi giá trị bản thân theo hướng tích cực…
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dù ở độ tuổi nào, việc đầu tư vào bản thân luôn mang lại những giá trị lâu dài. Học vốn là chuyện cả đời. Khi chi tiền cho kiến thức, bạn sẽ giàu có về tri thức, phẩm chất, về kinh nghiệm và cả về tiền bạc…
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn