Đây là một căn bệnh dị ứng ở ngoài da, bệnh có những tổn thương được biểu hiện rõ ràng. Khi bị bệnh, lớp biểu bì ở trên cùng của da bị viêm cấp hoặc mãn tính dẫn đến các hiện tượng: Nổi mảng đỏ, mọc mụn nước hay các mảng và mụn này có thể mọc tách nhau hoặc tập trung thành vùng rộng, rất ngứa, đôi khi còn gây ra đau rát một cách khó chịu.
Tuy nền y học ngày nay có nhiều đột phá nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa là gì để có thể có biện pháp loại bỏ tác nhân gây bệnh hoàn toàn.
Viêm da cơ địa có lây không. (Ảnh: Internet)
Theo như nhiều nghiên cứu cũng như là tìm hiểu thì đến nay vẫn chưa có cơ sở nào chứng minh được rằng bệnh viêm da cơ địa có tính lây lan. Viêm da cơ địa có lây không đến nay có thể khẳng định rằng bệnh này không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh viêm da cơ địa lại có tính di truyền. Đối với những ai mà có bố mẹ hay là ông bà mắc phải bệnh viêm da cơ địa thì người đó có tỉ lệ mắc chứng bệnh này cao hơn so với những người khác.
Viêm da cơ địa được xem như là căn bệnh riêng của mỗi người, do nó còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người để bệnh phát triển. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn thường rơi vào những người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc sức đề kháng của cơ thể yếu.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không một lần nữa được khẳng định là không hề lây lan từ người này sang người khác, ngay cả khi có sự tiếp xúc hay đụng chạm vào phần da bị viêm của người mắc bệnh. Cho nên, khi bị mắc viêm da cơ địa chúng ta không nên quá lo lắng về tình trạng lây nhiễm, mà thay vào đó là cần chú ý đến chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng như nhanh chóng cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý rằng, bệnh viêm da cơ địa tuy không lây lan từ người sang người. Nhưng đối với bản thân người bị bệnh nếu không biết cách chăm sóc và xử lý hiệu quả thì có thể khiến cho bệnh lây lan ra cả những vùng da khác trên cơ thể. Vì vậy, tốt nhất là nên phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Bệnh viêm da cơ địa tuy không lây lan nhưng nó lại gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân. Bệnh này khiến cho da trở nên khô do mất nước qua lớp biểu bì cùng với ban đỏ và ngứa. Biểu hiện bán cấp có thể thấy là những triệu chứng nhẹ hơn và da không bị phù nề cũng như là tiết dịch.
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh khá phức tạp. Ở giai đoạn này có những đám da đỏ xuất hiện với ranh giới không được rõ ràng kèm theo nhiều mụn nước có tiết dịch, không có vảy da. Lúc này da sẽ bị phù nề, khi mụn nước vỡ ra sẽ tiết dịch và đóng vảy tiết. Nếu như người bệnh gãi vào vùng tổn thương, các vết xước do gãi có khả năng bị bội nhiễm tụ cầu tạo ra các mụn mủ và bị vảy tiết màu vàng.
Khi bệnh viêm da cơ địa đến giai đoạn mãn tính, vùng da bị bệnh trở nên dày và bị thâm, ranh giới rõ ràng và có nhiều vết nứt gây đau do bị gãi nhiều.
Ngoài những triệu chứng trên bệnh nhân còn có thể gặp phải những triệu chứng khác như là viêm mũi dị ứng, viêm họng, hen hay viêm kết mạc mắt.
Chính vì có những biểu hiện và tổn thương nặng nề mà bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa thường dễ bị người xung quanh e ngại, hạn chế tiếp xúc.
Có khoảng 10-15% số bệnh nhân bị mắc bệnh có ý định tự tử, như vậy cứ trong 10 bệnh nhân thì có 1 người có ý định tự tử. Như vậy, mặc dù bệnh không có khả năng lây nhiễm, không gây chết người nhưng nó lại làm cho cuộc sống của bệnh nhân bị khốn khổ và hạn chế sự giao tiếp.
Có một số trường hợp chồng (vợ) của bệnh nhân cảm thấy không được thoải mái khi chung sống với người bị bệnh viêm da cơ địa và kết quả là họ ly dị.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Viêm da cơ địa có lây không, tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan mà cần tới gặp bác sĩ sớm để có được những tư vấn và điều trị hiệu quả.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn