Viêm ruột mãn tính là gì? Tổng quan về bệnh viêm ruột mãn tính

14:55 | 07/03/2020;
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh viêm ruột nói chung và viêm ruột mãn tính nói riêng ngày càng gia tăng. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu bệnh viêm ruột mãn tính để phòng tránh và điều trị kịp thời.

1. Viêm ruột mãn tính là gì?

Viêm ruột mãn tính là một trong những bệnh lý về viêm đường tiêu hóa. Bệnh viêm ruột mãn tính là chứng viêm ruột tồn tại dai dẳng, lâu dài khó khăn trong điều trị và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nói đến bệnh viêm ruột mãn tính là nói đến 2 chứng bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Đây là những bệnh viêm ruột mãn tính nguyên phát không có nguyên nhân rõ ràng. Cả hai bệnh liên quan đến các biểu hiện thân thân ngoài ruột.

Bệnh Crohn là bệnh có dạng viêm hạt tổn thương toàn bộ thành ruột có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn và chủ yếu tập trung ở ruột non và ruột già.

Bệnh viêm loét đại tràng là một bệnh viêm mạn tính ở trực tràng hoặc có thể lan ra toàn bộ đại tràng. Vết loét gây ra ở niêm mạc đường tiêu hóa. Những vết loét viêm có thể chảy máu, tạo dịch nhầy hoặc tạo mủ.

Cả hai dạng bệnh viêm ruột mãn tính này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

viem-ruot-man-tinh-la-gi-tong-quan-ve-benh-viem-ruot-man-tinh-1

Hình ảnh mô tả bệnh Crohn

viem-ruot-man-tinh-la-gi-tong-quan-ve-benh-viem-ruot-man-tinh-2

Hình ảnh mô tả bệnh viêm loét đại tràng

2. Dấu hiệu viêm ruột mãn tính

2.1. Dạng bệnh Crohn

Phần lớn những người mắc bệnh Crohn bị ảnh hưởng khu vực ruột non, ở những người khác bệnh chủ yếu ở khu vực ruột già. Khu vực phổ biến nhất bị ảnh hưởng của bệnh Crohn là phần cuối của ruột non và ruột kết. Các dấu hiệu của bệnh Crohn thường không rõ ràng hoàn toàn, đôi khi xuất hiện đột ngột và không thuyên giảm. Triệu chứng của bệnh gồm:

- Bệnh tiêu chảy.

- Sốt.

- Mệt mỏi.

- Đau bụng và chuột rút.

- Đi ngoài ra máu.

- Loét miệng.

- Giảm cân, giảm cảm giác thèm ăn.

- Viêm da, mắt và khớp.

- Viêm gan hoặc ống mật.

- Chậm tăng trưởng ở trẻ em hoặc giảm ham muốn tình dục ở người lớn.

2.2. Dấu hiệu của bệnh viêm loét đại tràng

Các triệu chứng viêm loét đại tràng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm và nơi nó xảy ra. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

- Giảm cân.

- Mệt mỏi.

- Tiêu chảy, thường có máu hoặc mủ.

- Đau bụng và chuột rút.

- Đau trực tràng.

- Chảy máu trực tràng - truyền một lượng máu nhỏ với phân.

- Khẩn cấp đi đại tiện.

- Không có khả năng đại tiện mặc dù khẩn cấp.

- Sốt.

- Chậm lớn hoặc không phát triển ở trẻ em.

Hầu hết những người bị viêm loét đại tràng có triệu chứng nhẹ đến trung bình. Quá trình viêm loét đại tràng có thể khác nhau, với một số người có thể thuyên giảm theo thời gian.

viem-ruot-man-tinh-la-gi-tong-quan-ve-benh-viem-ruot-man-tinh-3

Đau bụng là triệu chứng chung của bệnh viêm ruột mãn tính

3. Nguyên nhân viêm ruột mãn tính

3.1. Bệnh Crohn

Chưa có kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây bệnh Crohn. Trước đây, các nhà nghiên cứu nghi ngờ về chế độ ăn kiêng và căng thẳng thần kinh tuy nhiên bây giờ các bác sĩ khẳng định chế độ này chỉ làm nặng thêm chứ không gây ra bệnh Crohn. Một số yếu tố như hệ thống miễn dịch, di truyền có khả năng gây ra bệnh:

- Hệ thống miễn dịch: hệ thống miễn dịch suy yếu có khả năng virus hoặc vi khuẩn có thể gây ra bệnh Crohn. Khi hệ miễn dịch của bạn cố gắng chống lại vi sinh vật xâm nhập cũng có thể gây tấn công đường tiêu hóa.

- Di truyền: Bệnh Crohn là phổ biến hơn ở những người có thành viên gia đình mắc bệnh, vì vậy gen có thể đóng một vai trò trong việc làm cho mọi người dễ mắc bệnh hơn.

3.2. Nguyên nhân viêm ruột mãn tính do viêm loét đại tràng

- Di truyền: Viêm loét đại tràng có thể do yếu tố di truyền gây ra khi gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh này thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn.

- Do môi trường và chế độ ăn uống nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng, các loại giun, trực khuẩ, vi khuẩn tả, vi khuẩn e.coli...

- Có thể do tự miễn.

- Do dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ với cả bệnh Crohn và viêm ruột mãn tính:

- Tuổi tác: Bệnh Crohn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng bạn có khả năng mắc bệnh cao hơn khi còn trẻ. Hầu hết những người phát triển bệnh Crohn được chẩn đoán khi chưa đến 30 tuổi.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc cũng dẫn đến bệnh nặng hơn và nguy cơ phẫu thuật cao hơn. 

- Thuốc chống viêm không steroid bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), naproxen natri (Aleve), diclofenac sodium (Voltaren) và các loại khác. Mặc dù chúng không gây ra bệnh Crohn, nhưng chúng có thể dẫn đến viêm ruột khiến bệnh Crohn trở nên tồi tệ hơn.

- Khu vực sống: Nếu bạn sống ở khu vực thành thị hoặc ở một nước công nghiệp, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh Crohn cao hơn. Điều này cho thấy các yếu tố môi trường, bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm tinh chế, có thể đóng một vai trò trong bệnh Crohn.

4. Phương pháp điều trị

Để điều trị viêm ruột mãn tính, các bác sĩ sẽ thực hiện việc khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi, sinh thiết, chụp X-quang hoặc CT và MRI để xác định bạn bị nhiễm loại khuẩn nào. 

4.1. Phương pháp điều trị bệnh Corn:

- Sử dụng các loại thuốc chống viêm để làm giảm viêm theo chỉ định của bác sĩ.

- Thuốc ức chế miễn dịch.

- Các loại thuốc kháng sinh giảm vi khuẩn đường ruột.

- Thuốc giảm đau để giảm các cơn đau do bệnh gây ra.

- Bổ sung vitamin D, B12, canxi, sắt.

4.2. Điều trị bệnh viêm loét đại tràng

Mục đích của việc điều trị bệnh viêm loét đại tràng là kiểm soát và ngăn ngừa bệnh viến chứng. Thông thường điều trị được thực hiện bằng cách:

- Thuốc kháng viêm điều trị bệnh bao gồm sulfasalazine, olsalazine, mesalamine và steroids. Mesalamine được sử dụng để duy trì trạng thái thuyên giảm của bệnh và kiểm soát không cho các triệu chứng nhẹ và vừa bùng lên. 

- Phẫu thuật được thực hiện với 25% người bệnh khi sử dụng thuốc không giúp bệnh thuyên giảm hoặc khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Phẫu thuật để cắt bỏ một phần đại tràng bị phá hủy.

5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh

5.1. Bệnh Crohn

- Tắc ruột (xuất hiện sẹo và hẹp ruột): Độ dày của thành ruột bị tác động bởi bệnh Crohn.. Theo thời gian, các bộ phận của ruột có thể sẹo và hẹp ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật loại bỏ phần bị bệnh của ruột.

- Loét: Crohn có thể gây ra các vết loét ở bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa bao gồm cả miệng và hậu môn, bộ phận sinh dục.

- Xuất hiện lỗ rò quanh niêm mạc thành ruột. Lúc này các chất cặn bã, vi sinh vật có thể từ lỗ rò đến các khu vực lân cận như da, âm đạo, hậu môn... gây nguy hiểm có thể là tử vong.

- Thiếu máu: biến chứng thiếu máu là biến chứng phổ biến của bệnh crohn do cơ thể thiếu dinh dưỡng, chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

- Biến chứng thành ung thư: bệnh crohn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư  sau 8-10 năm mắc bệnh. Tỷ lệ chuyển hóa thành ung thư ở bệnh crohn cao hơn cả bệnh viêm loét đại tràng.

5.2. Biến chứng bệnh viêm loét đại tràng

- Chảy máu nghiêm trọng.

- Lỗ thủng trên đại tràng.

- Mất nước nghiêm trọng.

- Một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến gan.

- Mất xương (loãng xương).

- Viêm da, khớp và mắt của bạn.

- Tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

- Tăng nguy cơ cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch.

6. Phòng tránh viêm ruột mãn tính

Viêm ruột mãn tính thường do nguyên nhân về nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó việc lựa chọn thực phẩm, chế biến và thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng. Những thói quen sinh hoạt có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm ruột tốt. Cụ thể:

- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi ăn và khi nấu ăn.

- Tránh sử dụng các loại nước uống không an toàn như nước chưa được đun sôi.

- Hạn chế hút thuốc, sử dụng các loại chất kích thích, thức uống có cồn như rượu bia.

- Chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm và chế độ dinh dưỡng của bác sĩ.

- Khi có triệu chứng của bệnh viêm ruột mãn tính cần đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng. Các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp kiểm tra và điều trị phù hợp.

- Ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa, không ăn quá no gây áp lực cho hệ tiêu hóa hoặc để dạ dày quá rỗng.

- Tránh ăn các món ăn lạ, các món ăn dễ dị ứng gây nôn, buồn nôn.

- Hạn chế dầu mỡ, thực phẩm chứa chất béo.

- Làm việc, nghỉ ngơi điều độ.

- Giữ tinh thần thoải mái, tránh để não bộ quá căng thẳng, stress.

- Tập luyện thể dục đều đặn. Môn thể dục tốt cho người viêm ruột mãn tính là gì? Đó là các môn nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ...

7. Cách ăn uống cho người bệnh

7.1. Người bệnh viêm ruột mãn tính nên ăn gì?

- Uống đủ nước.

- Ăn nhiều đạm tốt cho tiêu hóa như thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành.

- Chất xơ mềm như rau luộc nhiều lá (rau muống, rau cải…).

- Củ sen để ngăn ngừa bệnh về đường ruột, kiểm soát viêm nhiễm ở ruột.

- Probiotic (lợi khuẩn): vi khuẩn đường ruột có lợi giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột tốt.

- Acid béo không bão hòa: Omega 3, omega 6, dầu cá… được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng vì giúp giảm nguy cơ các bệnh về tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

7.2. Người bệnh viêm ruột mãn tính nên kiêng ăn gì?

- Đồ tươi/sống, đồ tái, rau sống.

- Chất xơ cứng, dạng không tan (dạng cellulose) như các loại trái cây khô, hạt khô.

- Thức ăn nhanh, thực phẩm qua chế biến sẵn.

- Sữa tươi, thực phẩm chứa nhiều lactose.

- Đồ ngọt, nước ngọt có ga.

- Các chất dễ gây kích thích.

- Gia vị chua cay (ớt, tỏi sống).

- Rượu bia, thuốc lá, cà phê.

8. Các câu hỏi thường gặp về viêm ruột mãn tính

Viêm loét đại tràng có giống bệnh Crohn không?

Viêm loét đại tràng không giống như bệnh Crohn. Nếu như bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào của đường tiêu hóa ngay cả miệng và hậu môn thì viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến đại tràng. Tình trạng bệnh của hai loại bệnh này cũng khác nhau. Bệnh viêm loét đại tràng có thể gây viêm toàn bộ đại tràng trong khi bệnh crohn chỉ gây viêm từng đoạn.

Có thể chữa dứt điểm bệnh viêm loét đại tràng và bệnh crohn không?

Cả hai bệnh viêm ruột mãn tính này đều là dạng mãn tính vì thế không có khả năng chữa dứt điểm bệnh, chỉ giúp hạn chế lây lan hoặc nặng hơn tình trạng bệnh.

Chỉ những người có tiền sử gia đình bị bệnh viêm ruột mãn tính mới có nguy cơ mắc bệnh?

Không chính xác, những người trong gia đình mắc bệnh thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. Tuy nhiên các nguyên nhân mắc bệnh viêm ruột mãn tính không chỉ liên quan đến di truyền mà còn nhiều nguyên nhân khác như hệ miễn dịch, môi trường...

Bệnh viêm ruột mãn tính có lây qua đường hô hấp không?

Không, bệnh không có khả năng lây qua đường hô hấp.

9. Các hình ảnh về viêm ruột mãn tính

viem-ruot-man-tinh-la-gi-tong-quan-ve-benh-viem-ruot-man-tinh-4

viem-ruot-man-tinh-la-gi-tong-quan-ve-benh-viem-ruot-man-tinh-5

viem-ruot-man-tinh-la-gi-tong-quan-ve-benh-viem-ruot-man-tinh-6

Những thông tin về bệnh viêm ruột mãn tình là gì và các thông tin liên quan trên hy vọng hữu ích với bạn. Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chắc chắn tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Nguồn dịch: https://en.wikipedia.org/wiki/Enteritis  

https://www.uptodate.com/contents/diagnosis-and-management-of-chronic-radiation-enteritis

https://www.healthline.com/health/enteritis

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn