Khi đi mua thực phẩm
- Cần sử dụng găng tay, đeo khẩu trang khi đi mua thực phẩm (ở chợ, siêu thị,...)
- Không ăn những thực phẩm bị ôi, hỏng và tuyệt đối không sờ, tiếp xúc hay ăn thịt động vật bị chết do bệnh do đây là các nguồn bệnh có thể gây nguy hiểm
- Cần tránh xa những khu vực có chứa chất thải hay nước thải ở trong chợ
- Sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm hay các loại thịt sống cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hay các dung dịch sát khuẩn có chứa cồn để tránh mang mầm bệnh về nhà.
Khi chế biến thực phẩm tại nhà
- Cần mang tạp dề, đeo găng tay và khẩu trang khi chế biến những sản phẩm từ thịt hay trứng gia cầm
- Có dao và thớt chuyên dùng cho nấu và chế biến thực phẩm sống, không lẫn lộn với đồ dùng cho thức ăn chín
- Cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch giúp loại bỏ các mầm bệnh sau khi bạn tiếp xúc với những thực phẩm sống hay trước khi bạn tiếp xúc với thức ăn chín
- Cần nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo rằng các mầm bệnh như virus và vi khuẩn đã bị tiêu diệt.
Ăn uống đảm bảo vệ sinh
- Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm;
- Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống; trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa/muỗng/đũa để lấy thức ăn vào bát riêng, sau đó mới sử dụng thìa/muỗng/đũa cá nhân để thưởng thức món ăn của mình.
- Không uống hay dùng chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác.
- Thực hiện tốt 10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020 thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030:
Lời khuyên số 1: Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Lời khuyên số 2: Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.
Lời khuyên số 3: Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc.
Lời khuyên số 4: Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn.
Lời khuyên số 5: Cần ăn rau quả hàng ngày.
Lời khuyên số 6: Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Lời khuyên số 7: Uống đủ nước sạch hàng ngày.
Lời khuyên số 8: Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.
Lời khuyên số 9: Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi.
Lời khuyên số 10: Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.
- Thực hiện tốt "Các khuyến cáo về tiêu thụ thực phẩm phù hợp cho mỗi nhóm tuổi" (theo Tháp dinh dưỡng dành cho các lứa tuổi khác nhau, do Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế ban hành).
- Để cơ thể có thể tạo ra các kháng thể, cần cung cấp đầy đủ chất đạm (protein) cần thiết cho cơ thể. Đồng thời ăn kết hợp giữa protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa...) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).
- Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…
- Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất dinh dưỡng, hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E…) nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên, hoặc khi cơ thể được bác sỹ dinh dưỡng chẩn đoán là bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Nguồn tham khảo: Viện Dinh dưỡng
Cập nhật thêm những khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế TẠI ĐÂY.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn